xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật Bản “lưỡng đầu thọ địch”

MỸ NHUNG

Trung Quốc khen ngợi ngư dân Đài Loan đã giữ vững ngư trường truyền thống sau vụ đụng độ với tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku sáng 25-9

Trong lúc Trung Quốc và Nhật Bản chưa xuống thang trong vụ quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, Đài Loan cũng muốn chứng minh chủ quyền bằng đội tàu cá hùng hậu với sự hộ tống của các tàu tuần duyên.

Nhật - Đài đấu vòi rồng

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết sáng 25-9, khoảng 40 tàu cá Đài Loan cùng 8 tàu tuần duyên đã tiến sâu vào vùng biển quanh Senkaku. Phó Giám đốc Cục Tuần duyên Đài Loan, Tướng Vương Sùng Nghi, xác nhận có gần 60 tàu thuộc vùng lãnh thổ này đã tiến đến gần Senkaku, một số chỉ cách quần đảo 3 hải lý.

Tướng Vương cho biết 21 tàu tuần tra Nhật ra cản đường khi đội tàu Đài Loan còn cách quần đảo Senkaku khoảng 18 hải lý. Hãng tin Kyodo tường thuật tàu Nhật Bản phát tín hiệu cảnh báo tàu Đài Loan rời khỏi vùng biển mà Nhật xem là lãnh hải nhưng phía Đài Loan phản hồi đây là vùng biển của họ.
 
Cảnh báo không thành, khoảng 8 giờ 26 phút (giờ địa phương), các tàu tuần tra Nhật dùng đèn pha và vòi rồng phân tán tàu cá Đài Loan. Theo cảnh quay của Đài Truyền hình NHK (Nhật Bản), các tàu tuần duyên Đài Loan cũng đáp trả bằng vòi rồng.
 
img
Tàu tuần tra Nhật Bản  (trước) và tàu tuần duyên Đài Loan “đấu” vòi rồng hôm 25-9 .Ảnh: REUTERS

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết toàn bộ tàu cá và tàu tuần duyên Đài Loan rời khỏi khu vực đảo Senkaku lúc 11 giờ 40 phút sau khi bị phun nước. Ngoài tàu cá Đài Loan, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo gần 200 tàu nước này đang đánh bắt tại vùng biển gần Điếu Ngư. Hãng tin Kyodo cho biết hiện có 6 tàu hải giám Trung Quốc quanh quẩn tại vùng biển tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản.

Trung - Nhật khó hòa hoãn

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết vụ xâm nhập lãnh hải sáng 25-9 thuộc loại lớn nhất từ thế chiến thứ II đến nay. Vụ xâm nhập lớn gần đây nhất là vào năm 1996 của 41 tàu chở các nhà hoạt động Hồng Kông và Đài Loan.

Chính phủ Nhật đã gửi thư phản đối thông qua Hiệp hội Giao lưu pháp nhân tài trợ, được xem là sứ quán không chính thức của Nhật tại Đài Loan, ngày 25-9. Tuy vậy, ông Fujimura khẳng định Nhật sẽ giải quyết vụ việc theo đường lối mềm mỏng.
 
Ngược lại, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu lên tiếng ca ngợi “hành động yêu nước” của các ngư dân cũng như “nỗ lực dũng cảm” của lực lượng tuần duyên hòn đảo này. Bắc Kinh cũng nhanh chóng “khen ngợi” ngư dân Đài Loan. “Vùng biển quanh Điếu Ngư là ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố.
 
Trong khi đó, cuộc hội đàm cấp thứ trưởng ngoại giao Trung - Nhật về vụ Senkaku/Điếu Ngư kết thúc hôm 25-9 tại Bắc Kinh cũng không khả quan. Trong suốt 4 giờ, hai thứ trưởng Trương Chí Quân của Trung Quốc và Chikao Kawai của Nhật Bản đều lặp lại quan điểm của mỗi bên về quần đảo trên.
 
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Trương Chí Quân nhấn mạnh: “Trung Quốc tuyệt đối không dung thứ bất cứ hành động đơn phương nào của Nhật Bản nhằm xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc”, thậm chí còn yêu cầu Tokyo phải “suy xét sâu sắc” và “sửa chữa sai lầm” liên quan đến hành động quốc hữu hóa một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
 
Trong khi đó, ông Kawai chỉ trả lời báo giới vắn tắt: “Trong tình hình hiện nay có nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tôi chỉ có thể nói cả hai bên đã trình bày quan điểm một cách thẳng thắn”.
 
Rốt cuộc, Trung - Nhật chỉ đồng thuận sẽ duy trì liên lạc nhưng không rõ khi nào tiến hành cuộc họp tiếp theo.
 
Nhật Bản đưa Senkaku ra Liên Hiệp Quốc

Đài Truyền hình NHK dẫn lời các quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 25-9 cho biết chính phủ nước này đã trình Liên Hiệp Quốc văn bản phản đối bản đồ hải giới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc đệ trình ngày 13-9. Trong văn bản trên, Nhật Bản đã khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này cũng như các đảo phụ cận.

Dự kiến ngày 26-9, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda sẽ có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, trong đó đề cập tới “nguyên tắc luật pháp trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo