xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai gây sốt giá vàng?

LINH ANH

Việc cho phép các ngân hàng bán vàng khống để nay phải mua vào gây sốt giá là bài học cần rút kinh nghiệm

Ngày 4-10, thị trường vàng trong nước lại một phiên “nóng sốt” khi tăng mạnh lên 48,12 triệu đồng/lượng. Cùng lúc, hội trường nơi diễn ra hội thảo “Làm sao huy động nguồn lực vàng trong dân” do Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam tổ chức tại TPHCM cũng “nóng” không kém. Câu chuyện bất ổn về giá vàng, quản lý thị trường vàng được nhiều chuyên gia mổ xẻ.

Trả giá vì… bán khống!

Cuối ngày, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng mua vào 47,82 triệu đồng/lượng, bán ra 48,12 triệu đồng/lượng, tăng 320.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch trước. Một lần nữa, mức tăng của giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá thế giới, đẩy chênh lệch lên hơn 3 triệu đồng/lượng. Nhưng khác với các cơn sốt vàng trước, cảnh người dân xếp hàng mua vàng không tái diễn nhưng giá vàng trong nước vẫn tăng từng ngày, thường xuyên chạy nhanh hơn thế giới.

img
Sản xuất vàng miếng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC). Ảnh: HỒNG THÚY

Vậy ai đang gây ra “cơn sốt” giá vàng lần này? Theo nhiều chuyên gia, một lượng khá lớn vàng huy động đã bị các ngân hàng (NH) thương mại, đặc biệt là nhóm G5 (nhóm 5 NH được phép bán vàng huy động, mua vàng tài khoản để bình ổn thị trường) bán ra trước đây nay phải mua vào với giá cao trong khi nguồn cung có hạn đã gây áp lực tăng giá.

Chuyên gia kinh tế - TS Phạm Đỗ Chí nhận xét tình trạng NH bán khống vàng lúc giá chỉ khoảng 1.550 USD/ounce, nay phải mua vào để đóng trạng thái trước ngày 25-11 (thời điểm chấm dứt huy động, cho vay vàng) với giá 1.770 USD/ounce tạo “cơn sốt” giá. Chưa hết, số vàng khác được NH thương mại đem cho vay trực tiếp với tài sản  bảo đảm như cổ phiếu, bất động sản… ngày càng bị mất giá trong khi giá vàng tăng nhanh, người vay vàng không có tiền trả. Nợ xấu vàng leo cao càng tạo thêm áp lực tăng giá vàng...

TS Phạm Đỗ Chí cho rằng việc cho phép các NH bán vàng khống để nay phải mua vào gây sốt giá là bài học cơ quan quản lý cần rút kinh nghiệm trong điều hành.

Bất lợi từ độc quyền

Liên quan đến Nghị định 24/CP về quản lý vàng, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nói: Theo Nghị định 24/CP thì NH Nhà nước chỉ độc quyền sản xuất vàng miếng chứ không độc quyền kinh doanh vàng. Hiện SJC đang làm mọi việc từ độc quyền can thiệp thị trường vàng, độc quyền mang vinh danh của thương hiệu NH Nhà nước (SBV) và độc quyền gia công để SJC hóa các loại vàng miếng khác...
 
“Thay vì NH Nhà nước nên tổ chức thị trường để có sự cạnh tranh, quản lý để theo dõi toàn bộ thị trường vàng nhưng nay lại tạo ra một cơ chế độc quyền trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng là tối kỵ” - TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, nhìn nhận.

TS Nguyễn Đại Lai cho rằng giới đầu cơ đang làm giá một cách trắng trợn trên thị trường vàng tạo nên mức chênh lệch luôn từ khoảng 2,5 triệu đồng/lượng đến hơn 3 triệu đồng/lượng so với thế giới. Lạ hơn, giá trị vàng miếng bây giờ không theo tuổi vàng mà dựa vào miếng vàng đó mang… nhãn hiệu, logo gì bởi cơ chế cấm nửa vời. Hiện các NH phải gom vàng để bù thanh khoản với khối lượng lớn nhưng lại dồn vào duy nhất thương hiệu vàng SJC đã đẩy giá vàng SJC lên rất cao theo cơ chế độc quyền hơn là theo quy luật giá vàng.  Theo TS Lai:“Giá vàng đang nhảy múa, đang tuột khỏi tầm kiểm soát của chính người có vàng”.

Để giải quyết “cơn sốt” giá vàng hiện nay, theo Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam Nguyễn Thành Long, NH Nhà nước cần lùi thời gian chấm dứt huy động vàng sau ngày 25-11, đồng thời cho phép nhập khẩu vàng giải quyết thanh khoản vàng cho các NH.

Nhanh chóng huy động nguồn vàng trong dân

Liên quan đến việc huy động vàng trong dân (theo ước tính lên tới 500 tấn vàng - xấp xỉ 30 tỉ USD), nhiều ý kiến cho rằng cần sớm được triển khai. Huy động vàng làm tăng tỉ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối giúp NH Nhà nước có nguồn lực chủ động, sẵn sàng điều tiết thị trường khi xảy ra các cơn sốt giá. NH Nhà nước có thể huy động vàng bằng cách phát hành chứng chỉ vàng dài hạn. Số vàng huy động này sẽ dùng làm tài sản thế chấp đem phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sau khi huy động thì giao nguồn vốn này cho ai, sử dụng như thế nào để có hiệu quả mới là quan trọng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo