Lật sổ hồ sơ lưu lại những vụ TNGT, trung tá Nguyễn Văn Đúng, Đội trưởng Đội CSGT Bình Chánh - Công an Bình Chánh, cho biết tuy tình hình có giảm nhưng vẫn còn nhiều vụ tai nạn đau lòng xảy ra liên quan đến rượu, bia. Bình Chánh cũng là huyện có số vụ TNGT cao so với các địa phương khác, 9 tháng đầu năm 2012, toàn huyện có 5 vụ TNGT liên quan rượu, bia, làm 5 người chết và 2 người bị thương.
Nhiều trường hợp bị CSGT TPHCM xử phạt do điều khiển phương tiện giao thông trong trạng thái có rượu, bia. Ảnh: THU HỒNG
Ân hận muộn màng
Mầm mống tội phạm
Thời gian qua, tòa án các cấp cũng đưa ra xét xử nhiều vụ án giết người, cố ý gây thương tích, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ... có nguyên nhân từ rượu, bia.
Vì rượu, L.V.S (SN 1959, ngụ tỉnh Long An) đã phá nát tổ ấm của mình bằng cái chết oan uổng của người vợ từng một thời yêu thương. Trưa 19-5-2012, sau khi nhậu say, S. về nhà đòi quan hệ tình dục nhưng bị từ chối nên tức giận lấy dao đâm chết vợ. Với hành vi trên, S. đã bị kết án chung thân về tội “Giết người”.
“Nếu trưa hôm đó tôi không uống bia quá độ thì có lẽ giờ này không rơi vào cảnh nhà tan, cửa nát. Điều làm tôi đau khổ nhất là vụ tai nạn đã mang theo một người bạn của tôi ra đi mãi mãi” - bị cáo D.V.T (SN 1978, ngụ huyện Củ Chi - TPHCM) nói. Trước đó, được một người quen mời tiệc nên T. rủ anh L.T.K (SN 1982, gần nhà T.) cùng đi. Hôm đó, cả hai đều uống nhiều nhưng mặc cho mọi người khuyên “ngủ một giấc cho tỉnh rồi về”, T. vẫn ép anh K. lên xe. Về đến xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, do không làm chủ được tốc độ, T. lao xuống ruộng khiến anh K. tử vong. T. bị tuyên phạt 2 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Biến đổi nhân cách Bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, cho biết những người nghiện rượu, bia thường bị biến đổi nhân cách. Người hiền lành, biết cư xử có thể biến thành cục cằn, thiếu kiềm chế, hay gây gổ với người xung quanh... Có rất nhiều rối loạn tâm thần liên quan đến rượu, bia nhưng thường gặp nhất là sảng rượu. Người bệnh có biểu hiện lú lẫn, mê sảng, hoang tưởng, hành vi cực kỳ nguy hiểm như tấn công người khác, giết người... Theo điều dưỡng Nguyễn Văn Oánh (Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội), có từ 40% - 60% nạn nhân TNGT từ 18-60 tuổi cấp cứu trong tình trạng có nồng độ cồn trong máu. Đặc biệt, vào những dịp lễ Tết, số lượng bệnh nhân cấp cứu do “kết bạn” với “ma men” cũng tăng vọt. “TNGT do rượu, bia gây ra thường rất nghiêm trọng, không ít trường hợp phải sống trong thương tật suốt đời” - ông Oánh nói.
N.Dung |
Bình luận (0)