xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siết hậu kiểm dự án FDI

TÔ HÀ

Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang soạn thảo các văn bản pháp luật nhằm siết lại hoạt động đầu tư nước ngoài

Đó là thông tư quy định công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư đối với việc tuân thủ các quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư, triển khai thực hiện dự án và quy chế phối hợp hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Quá nhiều đầu mối

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết hiện  cả nước có  150 đầu mối cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng có khoảng 130 đơn vị còn lúng túng trong quá trình cấp phép, quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Trong khi đó, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) là đầu mối quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài lại gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp thông tin, số liệu do các địa phương không báo cáo đầy đủ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt sai phạm liên quan đến doanh nghiệp FDI như hình thành nhiều dự án “treo” do chủ đầu tư không triển khai dự án đúng cam kết, bỏ trốn… xảy ra thời gian qua.
 

img

Một số nhà đầu tư nước ngoài chỉ có ít “vốn mồi” cũng nhảy vào kinh doanh bất động sản bằng hình thức vay vốn tín dụng trong nước, huy động vốn trước của khách hàng, rồi sau đó không đủ năng lực tài chính để hoàn thành dự án. Sự lúng túng, thiếu phối hợp của các đơn vị cấp phép còn dẫn đến tình trạng “khủng hoảng thừa” các dự án bất động sản hoặc dự án tiêu thụ lớn năng lượng  mà điển hình là các dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng, nhà máy thép.

Khắc phục những bất cập nói trên, Bộ KH-ĐT đề xuất các giải pháp đồng bộ để tăng cường công tác hậu kiểm tại các doanh nghiệp FDI, nhất là ở các quy định về giám sát việc triển khai dự án. Các cơ quan quản lý Nhà nước về FDI có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các doanh nghiệp, dự án nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư. Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm việc thực hiện các quy định tại giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn,  tiến độ triển khai dự án, việc thực hiện và chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ theo cam kết, thực hiện nghĩa vụ tài chính…

Phân loại để quản lý?

Đáng lưu ý, Bộ KH-ĐT đã đề xuất cơ chế cho các cơ quan quản lý xem xét, phân loại dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình theo các nhóm A, B, C để căn cứ vào đó đưa ra “bộ nguyên tắc ứng xử” riêng. Theo Bộ KH-ĐT, có quy chế cụ thể như vậy sẽ tránh được tình trạng kiểm tra, giám sát theo kiểu làm cho có như đã diễn ra thời gian qua.

Tuy nhiên, khi đưa ra bàn thảo với các bộ, ngành liên quan, vấn đề này đã không nhận được sự đồng thuận cao. Ngay cơ quan thanh tra của Bộ KH-ĐT cũng lo ngại rằng từ trước tới nay chưa có chuyện cơ quan quản lý xếp hạng doanh nghiệp mà chỉ có các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện. Phía Bộ Tài chính cho rằng căn cứ để xếp hạng doanh nghiệp, dự án  FDI rất khó, như vậy dễ dẫn đến việc đánh giá sai sẽ nảy sinh khiếu kiện.
 
Cùng quan điểm này, đại diện Ngân hàng Nhà nước còn cho biết thêm, đối với ngành ngân hàng, việc phân loại, xếp hạng các tổ chức tín dụng thuộc diện thông tin  mật, không thể công khai do các tiêu chí rất biến động. Do đó, việc xếp hạng dự án, doanh nghiệp FDI cũng phải chú ý đến những thông tin đặc thù. Các địa phương cũng cho rằng quy định này không có tính khả thi không chỉ do thiếu thông tin đánh giá, phân loại mà còn do thiếu nhân lực để thực hiện.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo