xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngày thoát nghèo xa lắc!

VĂN DUẨN

Nếu không tiếp tục thực hiện Chương trình 135, hàng chục vạn hộ dân ở những vùng đặc biệt khó khăn có nguy cơ tái nghèo, lún sâu vào đói khổ

Nhiều xã nghèo cùng cực trên cả nước đang được thụ hưởng từ Chương trình 135 - đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, thực hiện từ năm 1998-2010.

Không đạt mục tiêu

Mục tiêu của chương trình là phát triển hạ tầng; cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân, phấn đấu không còn hộ đói và giảm hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số xuống dưới 30%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đến thời điểm này, mục tiêu quan trọng nhất là giảm nghèo đã không đạt được. Sau 12 năm đầu tư cho Chương trình 135, kết quả nổi bật nhất là mới chỉ làm thay đổi được bộ mặt nông thôn; cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, y tế, giáo dục được cải thiện. Trong khi đó, cơm no, áo ấm cho người dân ở các vùng cực nghèo vẫn đang là thử thách.

Với chủ trương giảm nghèo bền vững, Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2012-2015, kinh phí đầu tư hơn 27.500 tỉ đồng. Theo ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, nguồn vốn này ưu tiên đầu tư cho người dân ở các huyện nghèo; thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và xã biên giới. Mục tiêu đến năm 2015, 10% số huyện nghèo, 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng hải đảo, bãi ngang ven biển; 30% các thôn, bản khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thoát khỏi tình trạng khó khăn...

Ông Trịnh Công Khanh, Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc - Ủy ban Dân tộc, cho rằng trước hết phải phát triển sản xuất rồi mới tính đến chuyện xây dựng mô hình để nhân rộng. “Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ không đạt được mục tiêu giảm nghèo nếu thiếu nội dung phát triển sản xuất” - ông Khanh khẳng định.

Bốn yếu tố quyết định

Thực trạng đói nghèo đang diễn ra ở các xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân - Phú Yên), Trà Xinh (huyện Tây Trà - Quảng Ngãi) và Ngư Thủy Trung (huyện Lệ Thủy - Quảng Bình) mới chỉ là những ví dụ “minh họa”. Thực tế, rất nhiều địa phương ở Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai… còn đói khổ và khốn khó hơn. “Nhiều thôn, bản ở một số xã thuộc các huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc - Cao Bằng không có đất sản xuất, nước sinh hoạt. Người dân khổ đến mức tôi không biết dùng từ gì để diễn tả” - ông Khanh nêu thực trạng.

Muốn giúp người dân thoát nghèo, cần cấp đất sản xuất và đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Không thể phủ nhận những thành tựu mà Chương trình 135 đã đem lại nhưng trong 12 năm thực hiện, khâu sản xuất vẫn chưa được chú trọng; việc đầu tư cho hỗ trợ sản xuất, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ… mới chỉ chiếm 25% nguồn vốn; còn 75% kinh phí vẫn tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Vì vậy, theo Vụ Chính sách Dân tộc,  cần thực hiện 4 yếu tố mang tính quyết định, đó là: Hỗ trợ vốn, giải quyết đất sản xuất, trang bị kỹ thuật trồng trọt và bảo đảm tiêu thụ hàng hóa cho người dân. Bốn yếu tố phải được lồng ghép và đầu tư đồng bộ. “Nếu không tập trung giải quyết 4 tiền đề nêu trên thì bài toán giảm nghèo là vô vọng” - ông Khanh nhận định.

Chương trình 135 đã kết thúc từ năm 2010. Ủy ban Dân tộc đã trình Chính phủ đề án đầu tư Chương trình 135 giai đoạn III gần 2 năm nay nhưng vẫn chưa được thông qua. Trong khi đó, ở những địa phương từng được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn I và II, việc giảm nghèo chưa thực sự bền vững, người dân luôn đối diện với nguy cơ tái nghèo bất cứ lúc nào.

Nếu không có những quyết sách phù hợp, xem ra ngày thoát nghèo của người dân những vùng khốn khó vẫn còn xa lắc…!
“Bài toán xóa đói giảm nghèo cho những vùng đặc biệt khó khăn sẽ không đạt được kết quả nếu không tiếp tục đầu tư cho Chương trình 135”.
 
Ông Trịnh Công Khanh, _Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc - Ủy ban Dân tộc

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo