xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bão số 8 đổ bộ thần tốc

PHƯƠNG NHUNG - QUANG NHẬT - XUÂN LONG - THÚY PHƯƠNG

Cơn bão này được xác định có thể lớn nhất từ đầu năm đến nay. Các địa phương sẵn sàng ứng phó

Chiều 26-10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp khẩn bàn phương án ứng phó với cơn bão số 8. Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Bùi Minh Tăng nhận định tối 27-10 bão sẽ đổ bộ vào đất liền với tốc độ 25 - 30 km/giờ. Theo đó, bão sẽ đổ bộ vào khu vực tỉnh Quảng Bình và Nam Hà Tĩnh hoặc bão sẽ dịch lên phía Bắc, đổ bộ vào tỉnh Nghệ An. Cường độ bão đổ bộ là cấp 8, cấp 9, giật trên cấp 10, cấp 11.

Đề phòng mưa gây lũ lụt

Cơn bão này được xác định là có mưa lớn, thậm chí có thể lớn nhất trong những cơn bão từ đầu năm đến nay với vùng mưa phủ rộng từ Thanh Hóa đến Quảng Trị, sau đó lan ra khu vực phía Bắc. Lượng mưa từ Thanh Hóa đến Quảng Trị dự đoán vào khoảng 300-400 mm, có nơi 500-600 mm. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng điểm cần lưu ý trong cơn bão này là mưa gây lũ lụt, cần xác định những điểm đê xung yếu để có những biện pháp ứng phó, cứu trợ kịp thời.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đánh giá đây là cơn bão đi nhanh nhất và mạnh nhất từ đầu năm. Cơn bão này không vào thẳng bờ mà quét ven bờ nên ảnh hưởng trên diện rộng. Bộ trưởng đề nghị khi bão vào bờ cần chú trọng đến việc neo đậu tàu thuyền, tránh việc tàu bị chìm, trôi, gây chết người, đồng thời chú ý chằng chống nhà cửa và di dời dân.

Cùng ngày, Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo về ứng phó với bão số 8, yêu cầu các địa phương trong vùng ảnh hưởng và các bộ, ngành khẩn trương, chủ động đối phó, phòng ngừa. Thủ tướng cử đoàn công tác do Bộ trưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương Cao Đức Phát làm trưởng đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo phòng chống bão tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Sẵn sàng di dời dân

Chiều cùng ngày, nhiều địa phương có thể bị ảnh hưởng đã họp bàn phương án ứng phó bão số 8. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Cao yêu cầu các huyện, thị xã, TP Huế chuẩn bị phương án di dời, sơ tán người và tài sản đối với 11.501 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm ven biển. Theo đó, các hộ dân vùng sạt lở ven biển thuộc xã Hải Dương (huyện Hương Trà), xã Phú Thuận, Phú Hải, Thuận An (huyện Phú Vang)… phải được di dời trong sáng 27-10 và phải kết thúc vào lúc 14 giờ cùng ngày.

img
Tàu thuyền của ngư dân neo đậu trú bão tại cảng cá Nghĩa Phú, tỉnh Quảng Ngãi chiều 26-10. Ảnh: XUÂN LONG

Đại tá Nguyễn Văn Hiền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đã kêu gọi 239 phương tiện và 1.409 lao động vào bờ trú ẩn an toàn và cấm tuyệt đối tàu thuyền ra khơi. Lực lượng công an, quân đội, ngành GTVT... cũng đã huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện ô tô, tàu cứu hộ túc trực 24/24 giờ nhằm sẵn sàng ứng phó bão. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh này đã hợp đồng với Sư đoàn 372 thuộc Bộ Quốc phòng đóng tại Đà Nẵng để thuê máy bay trực thăng nhằm cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

Tại tỉnh Quảng Bình, lực lượng bộ đội biên phòng đã kêu gọi được 3.488 tàu/13.766 ngư dân vào tránh trú bão an toàn. Ngoài ra, 493 tàu với 3.376 ngư dân đang hoạt động trên biển đã nắm được thông tin, diễn biến của bão số 8 và đang tìm nơi tránh trú bão ở khu vực vịnh Bắc Bộ. Tỉnh Quảng Bình đã có phương án di dời trên 2.000 hộ dân ở vùng bị sạt lở bờ sông Gianh, sông Son và sông Lý Hòa… đến nơi an toàn.

Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 26-10, Quảng Ngãi còn 956 tàu thuyền với trên 8.500 lao động hoạt động trên biển. UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, sở, ngành và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức trực ban 24/24 giờ. Triển khai ngay  phương án di dời dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở núi, ven sông, ven biển để bảo đảm an toàn tính mạng người dân.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam, hiện tỉnh còn 37 tàu thuyền đang hoạt động trên biển, trong đó 25 chiếc đang hoạt động xa bờ ở khu vực phía Nam quần đảo Trường Sa. UBND tỉnh đã chỉ đạo nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi cho đến khi bão tan và giữ liên lạc với các tàu thuyền, ngư dân còn ở ngoài khơi tìm nơi trú ẩn an toàn. Các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tăng cường công tác kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố.

Người dân tại thủy điện Đakrông 3 lo lắng

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến 12 giờ ngày 26-10 đã có 2.458 tàu với 5.916 người đã vào neo đậu an toàn. Hiện vẫn còn 35 tàu với 364 người đang hoạt động trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.

Ông Phạm Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, cho biết huyện đã thành lập đoàn và phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị để tiến hành kiểm tra an toàn đập thủy điện Đakrông 3 nhằm có phương án ứng phó nếu xảy ra sự cố trong bão. Sau sự cố vỡ đập do cơn bão số 7 vào ngày 7-10, đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa thể khắc phục. Vì vậy, hơn 2.700 hộ dân ở phía hạ du thủy điện (thuộc xã Tà Long, huyện Đăkrông) rất lo lắng. Ông Hùng cho biết huyện cũng có phương án sơ tán người dân nếu nước lũ lớn ở những khu vực ven sông Đakrông.
Q.Nhật
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo