xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống tham nhũng: Không thể đầu voi, đuôi chuột

PHẠM DƯƠNG - NGUYỄN QUYẾT

Nhiều đại biểu cho rằng kết quả thanh tra, kiểm toán phát hiện sai phạm hàng ngàn tỉ đồng nhưng thu hồi về cho Nhà nước rất ít

Cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ về tình hình phòng chống tham nhũng, song các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng tỏ ra băn khoăn trước thực trạng tham nhũng nghiêm trọng, tinh vi, phức tạp, đồng thời đóng góp nhiều kế sách để giải quyết vấn nạn nhức nhối này khi thảo luận tại tổ chiều 26-10 về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác phòng chống tham nhũng năm 2012.

Tiền tham nhũng đi đâu?

“Theo báo cáo của Chính phủ, năm qua phát hiện 891 vụ vi phạm pháp luật về tham nhũng  với 1.936 đối tượng, khởi tố điều tra 328 vụ và 693 bị can. Cử tri liệu có an tâm với việc phát hiện và xử lý tham nhũng này hay không trong khi trên thực tế thì tội phạm kinh tế rất nhiều” - ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TPHCM) đặt vấn đề. ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) cho rằng báo cáo đã không phản ánh đúng thực trạng tham nhũng.
 
“Thời gian qua diễn ra hàng loạt vụ tham nhũng tiêu cực rất nghiêm trọng ở các tổng công ty, tập đoàn, số vụ năm sau cao hơn năm trước. Kết quả thanh tra, kiểm toán sai phạm hàng ngàn tỉ đồng nhưng thu hồi chỉ vài ba phần trăm về tiền và tài sản. Vậy tiền đi đâu?” - ĐB Đương thắc mắc.
 
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho rằng công tác thanh tra phát hiện thất thoát lớn về tài sản nhưng phần lớn lại chỉ bị xử lý về hành chính. “Khi thanh tra, kiểm toán không phát hiện tham nhũng nhưng cơ quan điều tra vào thì phát hiện. Vì thế phải có cơ chế xử lý trách nhiệm cơ quan thanh tra, kiểm toán” - ĐB Nghĩa kiến nghị.
 
ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) nêu một thực tế có nhiều vụ cứ khởi tố tội hối lộ, tội tham ô nhưng sau một thời gian điều tra lại chuyển sang cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. “Rõ ràng đây là một việc không bình thường trong phòng chống tham nhũng. Tội phạm tham nhũng thì thay đổi tội danh rất nhiều, hình phạt giảm rất nhiều” - ĐB Quyền lo ngại.

Minh bạch, thu hồi tài sản tham nhũng

Là chuyên gia kinh tế, ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) phân tích: Tham nhũng xảy ra nhiều ở lĩnh vực xây dựng cơ bản, chi tiêu công, quản lý tập đoàn, đất đai là do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu công khai minh bạch. “Các nước công khai ngân sách trên đường phố để dân cùng QH giám sát nhưng ta thì nhiều số liệu cứ đóng dấu mật nên rất khó kiểm tra, giám sát” - ĐB Ngân nói. Theo chuyên gia này, một trong những giải pháp hiệu quả chống tham nhũng là công khai minh bạch đi đôi với cải cách thủ tục hành chính để người ta không lợi dụng tham nhũng.

ĐB Huỳnh Ngọc Ánh cũng đề nghị phải công khai minh bạch để biết và giám sát tiền, ngân sách rót đi đâu, sử dụng thế nào. “Nước ta không có hệ thống để minh bạch đường đi của đồng tiền nhưng có hệ thống an ninh kinh tế. Có phát hiện hay không phát hiện mà không xử lý? Vụ mua ụ nổi 100 triệu USD có phát hiện không? Ụ nổi to như thế sao không phát hiện?” - ĐB Ánh đặt vấn đề. Ông  kiến nghị phải phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời không để xảy ra.

ĐB Nguyễn Đình Quyền cho rằng muốn phòng chống tham nhũng thì điều quan trọng nhất là phải kiểm soát được tài sản. Vị ĐB là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của QH kiến nghị phải làm sao để việc kê khai, giám sát tài sản trở thành thực chất. “Ví dụ tôi làm vụ trưởng, làm thứ trưởng nhưng con tôi làm giám đốc ngân hàng có thể gửi hàng ngàn tỉ đồng vào ngân hàng ở Thụy Sĩ.
 
Chúng ta cứ kê khai song trước khi kê khai thì tài sản đó đã hợp thức hóa của người khác rồi” - ĐB Quyền nói. ĐB Đỗ Văn Đương cho rằng vấn đề thu hồi tài sản là yêu cầu phải đặt ra cấp bách trong các vụ án tham nhũng. “Nếu cứ đi tù vài năm rồi lại về mà Nhà nước không thu hồi được tài sản mất thì khó chống tham nhũng”.

ĐB Trần Thanh Hải (TPHCM) kiến nghị xử lý nghiêm những cán bộ công chức ban hành những văn bản cá biệt để tham nhũng.

Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Sáng 26-10, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã trình bày tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Điểm thay đổi lớn của dự luật là bỏ các quy định về Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng (BCĐ), trong đó có quy định Thủ tướng là Trưởng BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Việc tổ chức, hoạt động của BCĐ sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng. Theo đó, dự thảo luật không quy định về BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của BCĐ sẽ do Đảng quy định; công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của cơ quan này sẽ được thực hiện thông qua các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng. Ở Trung ương, thành lập BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban.

Dự thảo luật cũng gồm những quy định về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài tài sản, thu nhập; việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo