Kế hoạch di dời nhà máy bị rò rỉ
Theo người dân ở gần nhà máy thành lập năm 1996, lần này không nghe thấy tiếng máy bay hay tên lửa như lần đầu. Chỉ biết rằng đám cháy rất lớn, khói tỏa mù mịt. Không rõ đám cháy xảy ra ở kho quân nhu, khu bồn dầu hay nhà máy.
Người dân Sudan xuống đường biểu tình phản đối Israel ở thủ đô Khartoum. Ảnh: AP
Một trong những bằng chứng đó là chỉ có máy bay Israel trang bị công nghệ tiên tiến mới có khả năng đánh lừa trạm ra-đa sân bay Khartoum. Quân đội Nam Sudan ly khai hoặc các nhóm vũ trang của lực lượng chống đối chính phủ không có khả năng gây ra một vụ cháy nổ nghiêm trọng như vậy, như “lời đồn đại của những kẻ xấu” nhằm hạ uy tín chính phủ.
40 container chứa gì ?
Bãi container trước (ảnh trên) và sau khi bị ném bom (ảnh dưới). Ảnh: YNET
Hình ảnh vệ tinh cho thấy mục tiêu bị oanh kích không phải là nhà máy Al-Yarmouk mà là bãi chứa 40 container ở kế bên. Bãi này có 6 hố bom rất lớn. Chính vụ oanh kích mục tiêu này đã gây ra một vụ nổ lớn phá hủy một phần nhà máy.
40 container này chứa gì? Có rất nhiều giả thuyết. Tướng về hưu Shlomo Brom, một chuyên gia quân sự Israel công tác tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Đại học Tel Aviv, đoán có thể Israel đã phát hiện những container này chứa “một loại vũ khí mới” như tên lửa to hơn, mạnh hơn và có tầm bắn xa hơn mà Iran sắp tuồn vào Dải Gaza cho lực lượng Hamas và vào Lebanon cho lực lượng Hezbollah dùng để đe dọa Israel.
Tướng về hưu Ai Cập Sameh Seif Elyazai đưa ra một giả thuyết khác. Theo ông, đó là tên lửa tầm ngắn lắp ráp tại nhà máy Al-Yarmouk “dưới sự giám sát của Iran”. Chúng được đóng thùng và chuẩn bị chuyển đi thì bị oanh kích. Tướng Elyazai nói giả thuyết của ông dựa theo những cuộc “trò chuyện riêng với các quan chức Israel”. Theo phân tích của vị tướng này thì Iran muốn dùng Hezbollah để gây áp lực với Israel từ mạn Bắc và Hamas từ mạn Đông.
Iran có mối quan hệ khắng khít với Hamas và cung cấp khí tài từ khi tổ chức Palestine này kiểm soát Dải Gaza từ năm 2007. Nhưng theo ông Michael Eisenstadt, Giám đốc chương trình nghiên cứu an ninh và quân sự ở Washington, từ khi Israel phong tỏa đường biển đến Dải Gaza mà Iran thường dùng để tiếp tế vũ khí cho Hamas thì Iran buộc phải tìm một con đường khác: Sudan. Con đường này trở thành một “cái gai trong mắt Israel”.
Vụ nổ ở nhà máy Al-Yarmouk còn cho thấy mối quan hệ khắng khít giữa Iran và Sudan. Ngay sau đó, hai tàu chiến Iran đã viếng thăm cảng Sudan để thể hiện tình bạn. Sudan trở thành đồng minh của Iran kể từ 1998, năm ông Omar al-Bashir làm đảo chính với vũ khí của Iran và tự xưng là tổng thống nước Cộng hòa Sudan.
Bình luận (0)