Trong ảnh: Công Vinh trong phòng tập thể lực của CLB Bóng đá Hà Nội mùa 2012. Ảnh: HẢI ANH
Nhiều đội bóng cũng rất lo ngại về tình trạng lối sống cầu thủ và muốn biết rõ đâu là những “con sâu” trong đội hình, tuy nhiên, chưa CLB nào tiến hành xét nghiệm doping một cách rộng rãi với cầu thủ của mình. Hiện tại, quy định khám sức khỏe và phải có giấy chứng nhận sức khỏe, trong đó có nhiều thông số khẳng định cầu thủ không mắc bệnh truyền nhiễm, không có vấn đề gì về tim mạch đều là quy định bắt buộc với đội bóng khi ký hợp đồng với cầu thủ.
Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Phú, Phó trưởng Ban Y học thể thao của VFF, cho biết: “Bây giờ, các cầu thủ có thể bỏ ra một ít tiền là có ngay giấy khám sức khỏe. Việc kiểm tra doping cũng khác hoàn toàn với việc khám sức khỏe thông thường. Nó đòi hỏi trình độ khoa học rất cao và cũng rất tốn kém”.
Ông Viễn thừa nhận từ “nghi án” của trung vệ Huy Hoàng (SLNA), VFF và Tổng cục TDTT đều lo ngại “bóng ma” doping có thể ảnh hưởng đến tương lai xấu của bóng đá Việt Nam. Chính Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Phạm Văn Tuấn là người ký công văn gửi VFF yêu cầu thắt chặt vấn đề này.
Ông Viễn cũng khẳng định sẽ thay đổi hoàn toàn phương thức tiến hành kiểm tra. Ông cho biết: “Sắp tới, chúng tôi sẽ nhờ sự tư vấn của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an trong việc kiểm soát doping”. VFF hy vọng sự tham gia của đơn vị trong ngành công an sẽ là lời cảnh tỉnh với cầu thủ.
Chế tài xử phạt doping sắp tới cũng sẽ rất nặng, theo đó, cầu thủ có thể bị cấm thi đấu vĩnh viễn.
Giảm số cầu thủ nước ngoài Tổng cục TDTT cũng yêu cầu phải giảm số lượng cầu thủ nước ngoài thi đấu tại các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam để tạo điều kiện thi đấu cho các cầu thủ nội, nâng cao trình độ chuyên môn của đội tuyển quốc gia trên đấu trường quốc tế. VFF và VPF sẽ đưa ra 2 phương án để các CLB thông qua rồi sau đó bổ sung vào quy chế: phương án thứ nhất là đăng ký 3 đá 3 (3-3) và phương án thứ hai là 3-2 ở V-League; ở Giải Hạng nhất sẽ là 2-2 hoặc 2-1. |
Bình luận (0)