Ngày 1-11, ở Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo Trách nhiệm của báo chí trong việc bảo vệ bí mật đời tư công dân.
Bôi nhọ nhiều nhưng xin lỗi chỉ có một
Một tháng sau, BTV Đan Lê quyết định kiện tờ báo điện tử đã đưa tin thất thiệt ra tòa. Tuy nhiên, việc cá nhân kiện một cơ quan báo chí là không đơn giản. “Suốt một tháng, tôi phải lần mò các trang mạng để lấy chứng cứ cung cấp cho tòa. Với tôi, đó là một cuộc tra tấn tinh thần khủng khiếp vì hằng đêm, tôi phải đọc hàng ngàn bình luận vô văn hóa, thậm chí là bẩn thỉu về mình” - nữ BTV bị bôi nhọ không giấu được xúc động kể lại.
Hai tháng sau đó, tờ báo thông tin sai sự thật đã phải công khai xin lỗi, bồi thường danh dự cho BTV Đan Lê. “Lúc đó, có hàng chục, thậm chí hàng trăm trang mạng, đưa tin, song chỉ có tờ báo thua kiện cải chính, xin lỗi” - BTV Đan Lê cay đắng nói.
Cần thông tin có trách nhiệm
Gần đây, đời tư của các giới doanh nhân cũng được báo chí tập trung khai thác. Khi doanh nghiệp của bà Diệu Hiền có nguy cơ phá sản, đời tư của bà giám đốc được nhiều tờ báo khai thác tối đa.
Bày tỏ bất đồng quan điểm với việc báo chí tập trung khai thác đời tư, nhà báo Đà Trang (Báo Tuổi Trẻ) lên tiếng: Nhà báo phải biết đặt mình vào nhân vật bị đưa lên báo. Đời tư cá nhân bị “vô tư” đưa lên báo là không nên. Tuy nhiên, theo nhà báo Đà Trang, quy định thế nào là đời tư, xâm hại đời tư hiện chưa rõ ràng. “Người bị xâm hại vì nhiều lý do không kiện cơ quan báo chí ra tòa nhưng theo tôi, đây là cách giải quyết nên làm của những nạn nhân báo chí” - nhà báo này nói. Nhà báo Mạnh Quân cũng cho rằng quy định về bí mật đời tư hiện còn quá sơ sài.
Người trực tiếp tham gia vụ BTV Đan Lê bị bôi nhọ, luật sư Phan Thị Hương Thủy, Công ty Luật Hoàng Long, khuyên những cá nhân bị thông tin sai sự thật cần kiện cơ quan báo chí ra tòa.
Pháp luật chưa định nghĩa về bí mật đời tư Ông Ngô Huy Toàn, Trưởng Phòng Thanh tra Báo chí xuất bản (Bộ Thông tin - Truyền thông), cho biết tại Việt Nam, quyền con người, trong đó có quyền được bảo vệ bí mật đời tư, được ghi nhận tại điều 50 Hiến pháp 1992, điều 38 Bộ Luật Dân sự 2005, điều 46 Luật Giao dịch điện tử, điều 125 Bộ Luật Hình sự, Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định những điều không được thông tin trên báo chí. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa về bí mật đời tư, phạm vi của bí mật đời tư. Chính vì thế, việc xác định phạm vi thông tin về đời tư của báo chí là rất khó khăn và việc xử lý của cơ quan chức năng đối với các cơ quan truyền thông vi phạm cũng không đơn giản. |
Bình luận (0)