Với việc VFF mời lãnh đạo của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) tham dự hội nghị, nhiều CLB cũng nhân cơ hội than vãn chuyện chịu mức thuế quá nặng đề xuất được giảm, giãn thuế, nhưng chưa được chấp nhận. Ông Nguyễn Hồng Thanh- Tổng giám đốc Công ty cổ phần bóng đá SLNA nói: “Chúng tôi có 50 tỉ đồng để hoạt động thì đã phải đóng thuế mất 10 tỉ. đào tạo trẻ mất 10 tỉ nữa. 5 tỉ cho các chi phí văn phòng nên chỉ còn lại 25 tỉ để nuôi đội một”. Ông than thở CLB có nguy cơ mất tới 6 trụ cột vì không biết lấy đâu ra tiền để gia hạn hợp đồng với họ.
VFF đã quyết định bỏ điều 12 trong Điều lệ bóng đá chuyên nghiệp, trong đó yêu cầu các đội lỗ hai năm liên tiếp và mất cân bằng thu chi sẽ phải xuống hạng. Đối với phí lót tay, VFF cũng yêu cầu các CLB phải công khai trong hợp đồng… như một cách kiểm soát chuyện lạm chi dẫn đến… vỡ nợ. Riêng đối với vấn đề trả lương cầu thủ, VPF cho rằng chỉ nên đặt mức sàn tối thiểu là 10 triệu đồng/tháng đối với cầu thủ V-League và 6 triệu đồng/thángđối với Giải Hạng nhất cứ không thể quy định mức lương trần, giảm tương ứng 5 và 4 triệu đồng. Cầu thủ giờ đây cũng sẽ phải cống hiến cho CLB đào tạo mình đến năm 25 tuổi để không phải trả phí chuyển nhượng. V-League cũng chỉ cho đăng ký 3 ngoại binh thay vì 4 ngoại binh như những mùa bóng trước.
Việc bốc thăm xếp lịch thi đấu dự kiện sẽ được tiến hành sau hội nghị này đã bị hủy do nhiều CLB kiến nghị nên lùi lại thời hạn đăng ký dự giải để giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cảnh báo: “Nhiều đội đang muốn lùi thời hạn chỉ để đợi xem có kiếm được nhà tài trợ hay không. Nhưng với bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ càng lùi thì càng khó khăn và chưa biết chừng sẽ còn có nhiều đội có nguy cơ bỏ giải hơn”. Ông Dũng cho rằng, cần phải xác định xem bao nhiêu CLB đủ khả năng dự giải, nếu chỉ có 10 đội thì cũng vẫn phải tiến hành.
Theo đề nghị của ông Lê Tiến Anh, V-League nên diễn ra vào trung tuần tháng 2-2013, sau tết Âm lịch, tuy nhiên VPF muốn giữ nguyên ngày khai mạc giải hiện nay là 18-1. Hội nghị “tháo gỡ khó khăn” trước mùa giải do VFF và VPF tổ chức chưa đưa ra được giải pháp cụ thể nào. Ông Lê Hùng Dũng đưa ra được một giải pháp vĩ mô là: “Tái cấu trúc nền bóng đá, các CLB phải sống bằng thực lực từ tiền bán vé, tiền bản quyền truyền hình chứ không thể dựa vào “bầu sữa” doanh nghiệp hiện tại”.
VPF cũng cho biết chỉ tạm thời chấp nhận đăng ký một ông chủ hai đội bóng với trường hợp của CLB Hà Nội T&T và CLB Hà Nội của bầu Hiển. Đến thời hạn đăng ký lại vào 8-12, một trong hai đội này phải chuyển giao
Bầu Thụy “nắn gân” trọng tài
Bên hành lang hội nghị, chủ tịch Nguyễn Đức Thụy của CLB Sài Gòn Xuân Thành khẳng định: “Sau khi Công ty Xuân Thủy của em trai mua lại đội bóng Navibank Sài Gòn và tặng cho Hà Tĩnh nhưng địa phương này không dám nhận, chúng tôi đang phải xúc tiền tìm nhà tài trợ chuyển giao lại đội Navibank Sài Gòn. Chúng tôi muốn đội bóng được một doanh nghiệp của TPHCM tiếp nhận là tốt nhất. Trong trường hợp không thể chuyển giao đội bóng này sẽ phải giải thể vì tôi chắc chắn sẽ không vi phạm quy định một ông bầu hai đội bóng”. Bầu Thụy cũng tỏ ra bức xúc bởi tình trạng trọng tài thiếu công tâm. Ông Thuỵ nói: “Bầu Long của Hòa Phát vì uất ức trọng tài nên đã bỏ bóng đá. Tôi cũng có thể làm vậy nếu mùa giải tới công tác trọng tài không được cải thiện”. |
Bình luận (0)