xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thúc ép bỏ trần lãi suất

TÔ HÀ

Năm lần giảm lãi suất chỉ trong vòng hơn 2 tháng nhưng lại bỏ qua cơ hội gỡ trần lãi suất, đó là điều đáng tiếc

Ngày 5-11, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng (NH) tổ chức tọa đàm “Đánh giá hiệu quả chính sách tiền tệ 10 tháng đầu năm 2012 và khuyến nghị chính sách”. Những vấn đề nóng của NH như lãi suất, tăng trưởng tín dụng, nợ xấu đã được “mổ xẻ” để tìm giải pháp khắc phục.

img

Nếu bỏ trần lãi suất thì lãi suất có thể tăng lên nhưng bảo đảm quy luật thị trường. Ảnh: HỒNG THÚY

Bỏ lỡ nhiều cơ hội

Bà Vũ Thị Nhung, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NH Nhà nước, cho biết tính đến nay, lãi suất cho vay đã giảm được 4%-5% so với tháng 12-2011, giảm nhanh hơn so với lạm phát. Có đến 90% khoản cho vay cũ đã được điều chỉnh lãi suất xuống dưới 15%.

Tuy nhiên, theo đánh giá của TS Lê Xuân Nghĩa, mặc dù sức ép giảm lãi suất từ phía Chính phủ và doanh nghiệp (DN) vẫn rất lớn nhưng dư địa giảm lãi suất đã hết. Để dẫn chứng, ông Nghĩa cho biết chỉ số phát triển toàn bộ các ngành công nghiệp chủ chốt 10 tháng đầu năm đã sụt giảm rất mạnh, xuống dưới mức trung bình, ngoại trừ 3 lĩnh vực có tăng trưởng là điện, nước, gas nhờ vào việc tăng giá. Kinh tế sẽ còn trì trệ kéo dài sang cả năm 2013 khiến nguy cơ lạm phát quay lại rất lớn nếu có sự lơi lỏng kiểm soát cung tiền. Do đó, tiếp tục kiểm soát lạm phát là con đường duy nhất và chắc chắn không thể giảm lãi suất.

Kiến nghị được TS Lê Xuân Nghĩa đưa ra là đã đến lúc bỏ hẳn trần lãi suất huy động. Gần đây, NH Nhà nước đã thực hiện bỏ trần lãi suất huy động đối với tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng là tiền đề tốt để tiến tới bỏ hẳn trần lãi suất ngay từ đầu năm 2013. Hiện nay, các NH đang rục rịch vượt rào lãi suất. Câu hỏi đặt ra là có nên tiếp tục duy trì trần lãi suất nữa không. Nếu duy trì sẽ đẩy hàng loạt NH đang vượt rào vào rủi ro pháp lý nghiêm trọng. Hậu quả là tính minh bạch của hệ thống giảm đi vì có quy định nhưng họ không chấp hành mà không làm gì được. Còn đã duy trì thì dứt khoát bắt buộc phải tuân thủ.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc bỏ trần lãi suất sẽ “được” nhiều hơn “mất”. Bởi chuyện trần, sàn lãi suất đã có từ trước và cả việc phá rào cũng có từ trước. Nếu kiên quyết giữ trần thì không có lực lượng thanh tra nào theo dõi, xử lý cho xuể. Khi bỏ trần, nguy cơ lãi suất tăng lên nhưng còn có quy luật thị trường. NH Nhà nước cần tuyên bố chỉ có trách nhiệm bảo vệ lợi ích người gửi tiền chứ không có nghĩa vụ bảo vệ NH yếu kém dẫn đến phá sản. Đây là lý do để người dân cân nhắc gửi tiền vào đâu chứ không phải chạy theo lãi suất.

TS Nguyễn Thị Mùi, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng vừa qua, NH Nhà nước đã có 5 lần giảm lãi suất chỉ trong vòng hơn 2 tháng nhưng lại bỏ qua cơ hội gỡ trần lãi suất. Trong thực tế, quy định trần lãi suất không được chấp hành do một nhóm NH có năng lực hạn chế, phải vượt trần huy động để bảo đảm thanh khoản. Trong thời gian tới, khi có cơ hội là phải bỏ ngay trần lãi suất, hạn chế sử dụng mệnh lệnh hành chính.

Đùn đẩy nợ xấu

Vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là giải quyết nợ xấu. Nếu nợ xấu không được xử lý, không thể phá băng tín dụng và không thể hạ lãi suất để DN tiếp cận.

Theo tính toán của chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, nợ xấu của Việt Nam có thể đã lên đến 15% tổng dư nợ tín dụng, tương đương 375.000 tỉ đồng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy 50% của nợ xấu coi như là nợ mất vốn, tức có thể mất trắng khoảng gần 190.000 tỉ đồng. Các NH trích lập dự phòng rủi ro được 70.000 tỉ đồng thì cũng không thể xoay chuyển được tình hình và họ không thể kiện con nợ là công ty con của mình ra tòa để đòi tiền. “Cần phải có một đơn vị xử lý nợ quốc gia, có tiền mặt để xây dựng hệ thống pháp lý và phát hành trái phiếu xử lý nợ” - chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đề xuất.

Không thể tìm được từ nào để khái quát kiểu nợ xấu của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh tạm gọi là “nợ dây chuyền”. Ông Ánh cho biết một phó thống đốc NH Nhà nước tuyên bố nợ xấu bất động sản chỉ khoảng 150.000 tỉ đồng nhưng Quốc hội nói 1 triệu tỉ đồng, trích dẫn từ số liệu của Bộ Xây dựng nhưng không biết bộ này lấy số liệu từ đâu. DN và NH, địa phương và Trung ương đùn đẩy nhau là nguyên nhân gây nợ xấu, không bên nào chịu trách nhiệm.

“DN Nhà nước không trả được nợ, địa phương nợ tiền đầu tư công không trả được thì NH bó tay. Cho nên, cần phối hợp thực hiện đồng bộ đề án tái cơ cấu NH, tái cơ cấu DN Nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công một cách đồng bộ, có hiệu quả” - TS Vũ Đình Ánh kết luận.

Cách tiếp cận vấn đề đã sai ngay từ đầu là không xác định rõ con số nợ xấu cụ thể, không nhìn nhận đây là trách nhiệm chung của nhiều ngành nên hiện nay rất khó xử lý vấn đề nợ xấu.

TS Vũ Đình Ánh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo