Trong nghiên cứu công bố trên Tạp chí Trends in Genetics, ông Cratree cho rằng nhân loại đã bắt đầu mất dần trí thông minh khi bắt đầu cuộc sống định cư và làm nông nghiệp cách nay vài ngàn năm.
Giả thuyết nói trên cho rằng trí thông minh của con người thể hiện qua khả năng thích ứng với không gian. Trước đây, khi sống phân tán và ít giao tiếp bằng lời nói, con người phát triển mạnh khả năng thông minh do phải tìm chỗ trú ẩn hoặc chống chọi với thú dữ.
Ảnh minh họa từ Live Science
Ngày nay, những áp lực trên hầu như không còn nữa, các công việc thường ngày không đòi hỏi năng lực trí tuệ cao độ.
Khi tổ tiên chúng ta bắt đầu cùng định cư trong cộng đồng nông nghiệp thì nhu cầu duy trì những gien liên quan để đối phó với những tình huống đỉnh điểm như vậy tàn lụi dần. Ông Crabtree cho rằng có khoảng từ 2.000-5.000 gien quyết định trí thông minh của con người nhưng những gien này có thể biến đổi và kém dần đi.
Tuy nhiên, ông Crabtree phải nhìn nhận thực tế là chỉ số IQ bình quân của con người trên thế giới tăng cao đáng kể trong 100 năm qua, hiện tượng được giới khoa học gọi là Hiệu ứng Flynn. Ông Crabtree lập luận rằng sự nhảy vọt này có thể là do con người hiện nay được chăm sóc tốt ngay từ trong bụng mẹ và được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Giả thuyết nói trên đã bị nhiều nhà khoa học chỉ trích. Giới khoa học lập luận rằng trí thông minh của con người hiện đại không bị mất đi mà còn được đa dạng hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, con người ngày nay thông minh hơn tổ tiên.
Bình luận (0)