Ngày 12-11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn với nhiều vấn đề như giá xăng dầu, thủy điện, chất lượng hàng hóa…
Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay sự “linh hoạt” của bộ trưởng tại phiên chất vấn?”
Họp Quốc hội là giảm giá xăng dầu?
Tiếp lời, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nói: Chính sách điều hành giá xăng dầu Bộ Công Thương và Bộ Tài chính làm đúng theo quy định hiện hành. Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu 6 lần giảm, 6 lần tăng và không tạo ra lạm phát tâm lý, CPI vẫn giữ được ở mức thấp là kết quả tích cực. “Đúng là cứ Quốc hội (QH) họp, giá xăng lại giảm. Anh em trong tổ điều hành giá cũng nói vui là giá như QH họp suốt thì giá sẽ giảm nhiều. Nhưng vấn đề ở đây là giá trong nước giảm theo giá thế giới” – ông Huệ giải thích.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: “Giá xăng giảm 500 đồng/lít ngày 11-11 là sự trùng hợp ngẫu nhiên, giá trong nước giảm theo giá thế giới”
“Làm thấp ăn cháo, lếu láo ăn cơm!”
Lo ngại trước tình trạng hàng giả, hàng nhái được bán tràn lan hiện nay, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) yêu cầu người đứng đầu Bộ Công Thương đưa ra giải pháp để khắc phục. Cùng nỗi lo, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nhấn
mạnh: “Hàng kém chất lượng bán tràn lan như xăng dầu, hoa quả dư lượng hóa chất cao... khiến người tiêu dùng bất an, nhà sản xuất chân chính bị ảnh hưởng”.
Thừa nhận thực tế này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng đây là hiện trạng không mới, tồn tại trong thời gian dài dù các cơ quan chức năng đã làm nhiều việc nhưng vẫn chưa khắc phục được. Để giải quyết, ông Hoàng cho biết sẽ tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lý, tăng cường xử phạt, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý thị trường… Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học - Công nghệ trong việc phối hợp kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm và xử lý nghiêm sai phạm.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt câu hỏi bằng cách liệt kê hàng loạt bức xúc: Quyền lợi người tiêu dùng đang bịvi phạm một cách nghiêm trọng vì hàng nhái, hàng giả, xăng dầu chất lượng không bảo đảm gây nguy hiểm cho người sửdụng và cóbiểu hiển của lợi ích nhóm. Nhiều loại trái cây códư lượng chất bảo quản cao, người tiêu dùng mua không dám mua, ăn không dám ăn còn người sản xuất chân chính bức xúc: “Làm thấp ăn cháo, lếu láo ăn cơm!”, người làm gian không phải đóng thuế. Hàng hóa làm ra không bán được…, trách nhiệm của bộtrưởng đến đâu? Bộtrưởng VũHuy Hoàng thừa nhận trách nhiệm của BộCông Thương vềchất lượng xăng dầu làcó, ảnh hưởng tài sản người dân, gây bức xúc dư luận. “Việc xửlýnhững sai phạm này lànặng nềvàchúng tôi sẽcố gắng vìđây làmột trong những nhiệm vụquan trọng của ngành công thương, không đểhàng giả, hàng nhái lộng hành, hưởng đến DN làm ăn chân chính” - Bộ trưởng Hoàng khẳng định.
Không hài lòng, ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) truy: “Bộ trưởng có hứa sau 1 năm nữa có khắc phục được tình trạng mũ bảo hiểm; xăng dầu; thuốc trừ sâu, phân bón kém chất lượng?”. Không đưa ra lời hứa cụ thể cho cả 3 sản phẩm nhưng ông Hoàng cam kết: “Sau 1 năm nữa, ngành công thương, các bộ, ngành liên quan và dưới sự giám sát của QH, chúng tôi tin rằng sẽ sớm chấm dứt tình trạng mũ bảo hiểm kém chất lượng; sớm chấm dứt cơ bản tình trạng xăng dầu kém chất lượng và có thêm khung pháp lý, công cụ trong xử lý, kiểm tra phân bón, thuốc trừ sâu”. Lỗ nhưng lương lãnh đạo cao ngất BĐ Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) bày tỏ bất bình khi kết quả sản xuất kinh doanh xăng dầu năm 2011 của Petrolimex thua lỗ lớn nhưng lương cán bộ, nhân viên vẫn “khủng”? Trả lời, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết không nắm được thông tin. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã phải yêu cầu Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng trả lời thay. Theo ông Dũng, kết quả kiểm toán Petrolimex cho thấy năm 2011, Petrolimex lỗ 1.423 tỉ đồng (lỗ kinh doanh xăng dầu là 2.358 tỉ đồng, lãi kinh doanh khác 935 tỉ đồng). Trong khi đó, lương bình quân cán bộ, nhân viên Petrolimex năm 2011 trên 6 triệu đồng/tháng. “Lương chủ tịch HĐQT tập đoàn là 58 triệu đồng/tháng, lương các ủy viên HĐQT, trưởng ban kiểm soát khoảng 41-42 triệu đồng/tháng. Mức lương này thấp hơn năm 2010, khi đó lương chủ tịch HĐQT hơn 70 triệu đồng/tháng, các ủy viên HĐQT khoảng 54 triệu đồng/tháng” - ông Dũng thông tin.
Một số quy định đã lạc hậu Trong báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của QH về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết giá xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo Nghị định số 84. Theo đó, trong điều kiện bình thường, DN đầu mối được điều chỉnh giá bán lẻ trong phạm vi, trình tự, định mức quy định; liên bộ Tài chính - Công Thương giám sát, hậu kiểm và xử lý nếu có vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước bình ổn giá xăng dầu thông qua chính sách thuế và Quỹ bình ổn giá. Tuy nhiên, một số quy định về yếu tố cấu thành giá cơ sở đã lạc hậu so với thực tế, công tác quản lý chất lượng, đo lường, chống đầu cơ thiếu chặt chẽ; cơ chế phối hợp trong quản lý, điều hành giá chưa hiệu quả. Chính phủ đã chỉ đạo tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị định 84, trên cơ sở đó tiến hành sửa đổi, bổ sung chính sách về kinh doanh xăng dầu trong tháng 12-2012. |
Bình luận (0)