Quản lý thị trường vàng, xử lý nợ xấu, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp (DN) và lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng (NH)... là những vấn đề dư luận đang quan tâm đã được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặt ra cho Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại phiên chất vấn ngày 13-11. Là người nắm chắc công việc, dù phần trả lời của “tư lệnh” ngành NH khá mạch lạc nhưng lại liên tục vấp phải sự phản ứng của các ĐB.
Tiêu diệt thị trường vàng
ĐB Nguyễn Văn Tuyết liền phản pháo: “Thống đốc cứ nói hay, nói tốt, đừng nghĩ người dân không biết gì. Nghị quyết của QH nói rõ cần điều hành sao cho giá vàng trong nước liên thông với giá thế giới, không để chênh lệch quá cao mà Thống đốc nói không phải liên thông, nghĩa là không thực hiện Nghị quyết QH”? Thống đốc Bình đáp lại: “Môi trường pháp lý đã thay đổi, việc nhập vàng không còn ý nghĩa thực tiễn nữa” và khẳng định không thực hiện liên thông giá vàng.
ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) bức xúc cho rằng với những giải pháp đang thực hiện, NH Nhà nước đang tiêu diệt thị trường vàng. “Thống đốc nói quản lý chất lượng vàng trước đây bỏ ngỏ, từ khi Thống đốc nhậm chức mới có cơ chế quản lý là bất công với Chính phủ” - ĐB Trần Du Lịch tỏ ra không hài lòng khi Thống đốc Bình quá tự tin. Lúc này, Thống đốc Bình mới dịu giọng phân trần: “Tôi không gắn sự chuyển biến của việc quản lý thị trường vàng với thời gian của tôi mà gắn với thời gian ban hành Nghị định 24. Mong ĐB hiểu cho đúng”.
“Đá bóng” nợ xấu qua Bộ Xây dựng
“Nóng” không kém giá vàng, nhiều ĐB sốt ruột đề nghị Thống đốc đánh giá tình trạng nợ xấu, nguyên nhân, phương hướng giải quyết và địa chỉ chịu trách nhiệm.
Trả lời câu hỏi của ĐB Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) về trách nhiệm của các NH và cá nhân Thống đốc khi để nợ xấu quá lớn, Thống đốc Bình khẳng định nếu quyết tâm thì chắc chắn sẽ làm nợ xấu không tăng thêm, có thể xử lý được nhưng không đơn giản. Trách nhiệm để xảy ra nợ xấu trước hết ở các HN cho vay, NH Nhà nước chỉ có trách nhiệm thanh tra giám sát. “Kỳ họp trước, Thống đốc không hứa khi nào xử lý xong nợ xấu, phải chăng không tin tưởng giải pháp thực hiện hay ngại vấn đề gì khác?” - ĐB Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) chất vấn. Tuy nhiên, ông Bình tiếp tục “né” khi cho rằng một mình NH không làm được, phải chờ ý chí quyết tâm chung, còn về phía NH Nhà nước đã làm hết các giải pháp thuộc trách nhiệm của mình.
ĐB Trần Du Lịch đã khuấy động nghị trường khi thẳng thắn phê bình: “Thống đốc trả lời theo logic chứ không theo cuộc sống. Nghe Thống đốc giải trình, niềm tin của tôi vào thị trường, vào sức bật cho nền kinh tế vượt qua khó khăn đã mất đi. Bởi vì Thống đốc còn xem nhẹ nợ xấu, siết tín dụng quá mức để DN rơi vào tình trạng co giật”. Đáp lại, Thống đốc Nguyễn Văn Bình “kể công” chính mình là người đầu tiên cảnh báo nợ xấu từ cuối năm ngoái… khiến Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phải lên tiếng: “Hai đồng chí cùng đánh giá mức độ nợ xấu nghiêm trọng, chỉ khác là đồng chí Lịch chưa tin tưởng vào giải pháp đang thực hiện”.
“Tôi sợ là ý kiến của Thống đốc không đúng!”
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định “yên tâm” nhưng bên hành lang Quốc hội sau đó, chính ông thừa nhận “mình cũng chưa yên tâm”!
Đến đây, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng ngắt lời: Câu hỏi của ĐB Ngô Văn Minh là đập có an toàn không, dân có phải đi đâu không? Bộ trưởng Dũng trình bày: Hiện nay, nếu mực nước tràn là 161 m thì đập chịu gia tốc nền 350 cm/s2. “Dân không quan tâm đến các con số, họ chỉ quan tâm là ở hay là đi?” - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cắt ngang. “Số liệu như vậy, nếu nước đến mực tràn thì hoàn toàn yên tâm. Bà con yên tâm ở đó, không phải đi đâu hết” - Bộ trưởng Dũng trả lời.
“Thông số kỹ thuật thì yên tâm và chưa cho tích nước đồng thời tiếp tục nghiên cứu. Kế hoạch này không phải 1 tháng, 1 ngày mà xong được. Vậy thì hiện tại đập có an toàn không?” - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng hỏi tiếp. Bộ trưởng Dũng trả lời: “Nước đến mức cao trình thì gần như tuyệt đối an toàn. An toàn là chắc chắn và gần như tuyệt đối. Nhưng nếu có yếu tố đặc biệt, nếu động đất cao hơn 5,5 Richter thì nghiên cứu tiếp”. Cả nghị trường lại cười ồ. “Cám ơn bộ trưởng, vậy là cũng chưa biết nên đi hay ở. Những câu trả lời của bộ trưởng không làm ĐB Ngô Văn Minh yên tâm mà tôi cũng chưa yên tâm. Vấn đề này có nói tiếp thì cũng không có gì mới, tạm thời dừng lại. Đến kết thúc kỳ họp QH, đề nghị đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có kết luận chính thức” - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng kết luận.
Sau phần trả lời chất vấn, trả lời báo chí bên hành lang QH, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng phân trần việc chưa cho tích nước là do bà con chưa yên tâm, người dân chưa yên tâm, các nhà khoa học còn có ý kiến khác nhau. “Các nhà khoa học khẳng định không có lý do gì nói là không an toàn. Chỉ có một yếu tố để người dân chưa yên tâm là vấn đề động đất, nếu cho mình ngồi dưới đó thì mình cũng không yên tâm chứ chưa nói đến người dân, cho nên phải thông cảm với bà con và phải quan tâm đến vấn đề như thế” - ông Dũng chia sẻ.
Theo Bộ trưởng Dũng, việc dãn thời gian để có sự tính toán một cách kỹ lưỡng hơn. “Phải đặt mục tiêu an toàn tính mạng người dân là số 1 vì làm thủy điện là vì người dân, mà làm xong người dân không yên tâm thì không thể làm thủy điện được. Chỉ một điều băn khoăn là động đất có quá 5,5 độ Richter không thì hiện nay đang mời các nhà khoa học hàng đầu có kinh nghiệm của thế giới đến để nghiên cứu đánh giá toàn diện về rung chấn, địa chấn ở khu vực Sông Tranh - Bắc Trà My” - ông Dũng nói.
ÔNG ĐẶNG PHONG, CHỦ TỊCH UBND HUYỆN BẮC TRÀ MY - QUẢNG NAM: Thà bỏ đập, không thể di dời 100.000 hộ dân Nếu đập không bảo đảm an toàn thì phải hủy bỏ dự án chứ không thể di dời gần 100.000 hộ dân ở Bắc Trà My và vùng hạ du bị ảnh hưởng đến nơi mới được. Bởi lẽ, nếu di dời dân thì phải di dời toàn bộ số hộ dân nêu trên đến nơi ở mới cao hơn công trình của đập 175 m. Mà những khu vực này toàn là những vùng đồi núi, dốc đứng, đất cằn cỗi, không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân. Tìm địa điểm, lập phương án sơ tán di dời dân khi sự cố vỡ đập xảy ra đã khó khăn rồi, nói chi đến việc di dời toàn bộ dân đến nơi ở mới. Lúc đó, tiền di dời dân sẽ cao gấp nhiều lần vốn đầu tư 5.000 tỉ đồng vào thủy điện, sẽ rất tốn kém. Vì vậy, trong khi chờ đợi kết luận chính thức về sự an toàn của đập, chủ đầu tư phải mua ngay bảo hiểm tính mạng cho người dân, phụ cấp độc hại để chia sẻ bớt gánh nặng cho dân vùng động đất ở thủy điện Sông Tranh 2. _H.Dũng ghi |
Lợi ích nhóm chi phối ngân hàng Cho rằng nợ xấu có nguyên nhân từ lợi ích nhóm và cũng chính quá trình xử lý nợ xấu sẽ là “dư địa” đem lại lợi ích cho một nhóm người, ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) yêu cầu Thống đốc cho biết việc để NH Nhà nước xây dựng đề án xử lý nợ xấu thông qua thành lập công ty quản lý tài sản có tạo cơ chế dung dưỡng lợi ích nhóm hay không? Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết đây là đề án của Chính phủ, NH Nhà nước chỉ được giao thực hiện và đề án chưa xong nên không thể đề cập lợi ích nhóm trong lúc này. Nhưng ở hàng loạt chất vấn sau đó, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã phải thừa nhận có lợi ích nhóm trong hệ thống NH. Thống đốc cho biết đã thực hiện thanh tra 27 NH, phát hiện tại nhiều NH bị chi phối bởi một nhóm cổ đông. Có nhóm khách hàng chiếm đến 90% dư nợ tín dụng mà chủ yếu là cho vay “sân sau” của chính các cổ đông, liên quan đến bất động sản. Nhóm này giữ chức danh lãnh đạo trong các NH, ký quyết định cho vay bất chấp quy định gây ra hệ lụy nợ xấu. Để xử lý, NH Nhà nước tạo điều kiện tối đa cho các NH vi phạm tự khắc phục tình hình tài chính và sẽ chuyển giao cơ quan thực thi pháp luật xử lý theo luật nếu vi phạm nghiêm trọng. |
Các ngân hàng có nghe lời đâu! Thống đốc trả lời hết các câu hỏi của ĐBQH nhưng giải pháp đưa ra khá chung chung mà không nêu cụ thể. DN cần biết giải pháp nào của riêng NH Nhà nước, giải pháp nào sẽ phối hợp với các bộ, ngành, ai là nhạc trưởng trong câu chuyện xử lý nợ xấu, thanh khoản NH…? Nghe Thống đốc trả lời, DN vẫn chưa thấy tín hiệu lạc quan để giải quyết vấn đề thanh khoản cho thị trường. Trong khi phần lớn DN vẫn phải dựa vào vốn vay NH, chi phí lãi suất vẫn chiếm phần lớn trong chi phí hoạt động của DN. Còn chuyện Thống đốc nói DN nào không vay được có thể báo cho thống đốc, báo đường dây nóng..., câu này nghe quen quá! Vừa qua, thống đốc yêu cầu các NH thương mại giảm lãi suất cho vay về 15%/năm nhưng không nhiều DN vay được dưới con số này, các NH thương mại có nghe lời đâu. Vốn huy động vào NH nhiều mà ra nền kinh tế ít, trong khi hàng tồn kho, nợ đọng, thanh khoản... vẫn đang là những vấn đề lớn chưa có biện pháp giải quyết. Ông Phạm Ngọc Hưng (Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM) Còn chênh lệch, có ngăn được buôn lậu?
Câu chuyện quản lý vàng như lời thống đốc trả lời cho thấy NH Nhà nước đã chặn sự liên thông của giá vàng trong nước với thế giới. Lúc này, giá vàng trong nước chênh lệch khoảng cách lớn là điều dễ hiểu và chênh lệch có thể xuất phát từ ý muốn của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, dư luận không nên vì thế mà băn khoăn, bởi thực tế, nếu những người mua vàng chịu thiệt 3-4 triệu đồng/lượng so với thế giới thì người bán sẽ được lời từ mức chênh lệch cao này. Mục đích của NH Nhà nước là chống vàng hóa và để người dân không nắm giữ vàng. Nhưng cần nhấn mạnh rằng khi có sự chênh lệch với thế giới vài triệu đồng/lượng, NH Nhà nước cần bảo đảm không có sự buôn lậu vàng qua biên giới, không để một số đối tượng đầu cơ lợi dụng, hưởng lợi từ sự chênh lệch này.
TS Vũ Đình Ánh (Chuyên gia kinh tế, Hà Nội)
Thái Phương ghi |
Bình luận (0)