xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CSGT hóa trang: Khó ngăn kẻ xấu lợi dụng làm bậy

NGUYỄN NGỌC ĐIỆN - THẾ KHA

Nhiều người dân rất băn khoăn về nguy cơ kẻ xấu lợi dụng quy định cho phép CSGT mặc thường phục để tham gia phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông công cộng

Thực ra, không phải đợi đến khi có quy định cho phép nhân viên công lực mặc thường phục thi hành phận sự công thì nguy cơ giả danh họ để làm điều xằng bậy mới xuất hiện. Song, Thông tư 65/2012 của Bộ Công an được triển khai sẽ làm gia tăng nguy cơ kẻ xấu đội lốt nhà chức trách.

Rất khó đối phó

Vấn đề bật ra từ quy định này suy cho cùng liên quan đến tính chính danh của người thực thi công vụ. Đứng trước một vụ phạm pháp quả tang, không chỉ CSGT mà người dân thường cũng có quyền can thiệp.
 
img
CSGT mặc thường phục chặn xe người vi phạm giao thông ở Hà Nội. Ảnh: VOV GIAO THÔNG

Tuy nhiên, nếu không phải là người có thẩm quyền theo luật pháp để trực tiếp xử lý vụ việc thì người can thiệp chỉ có quyền chặn đứng, chấm dứt việc vi phạm và tổ chức dẫn giải người vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp không có ai phạm pháp rành rành hoặc chỉ có dấu hiệu nghi vấn sẽ có một vụ phạm pháp, chỉ nhân viên công lực mới có quyền can thiệp trực tiếp và công khai để dò xét, tìm hiểu sơ bộ. Muốn làm việc đó thì nhân viên công lực phải tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm tra hành chính, chứ không thể tùy tiện. Đặc biệt, người thi hành công vụ phải xuất hiện trong trường hợp này một cách chính thức, đường hoàng, nghĩa là trong trang phục chính quy cho phép nhận dạng người được trao công quyền và đang thực hiện chức năng công theo sự phân giao hợp lệ, không thể bị lẫn lộn với người khác.

Theo logic đó thì CSGT mặc thường phục chỉ có quyền can thiệp vào việc xử lý các vụ phạm pháp quả tang như người dân thường: chặn đứng việc phạm pháp theo khả năng và giải giao người vi phạm cho nhà chức trách. Nhân viên công lực trong bộ thường phục không thể nhân danh công lực để chặn người đi đường mà xét hỏi, một khi chỉ nghi vấn về khả năng xảy ra việc phạm pháp. Còn khi đã cho phép nhân viên công lực làm việc này thì kẻ xấu rất dễ dàng lợi dụng chặn người đang lưu thông và người dân không thể biết trước để có thể đối phó.

Hai “kiểu” hóa trang

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VI-Bộ Công an) cho biết chỉ khi nào thấy thực sự cần thiết mới cho phép CSGT hóa trang (mặc thường phục) kết hợp với lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông.

Có 2 “kiểu” CSGT hóa trang khi làm nhiệm vụ. Một là, lực lượng CSGT hóa trang sử dụng bí mật phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi lại chứng cứ phương tiện vi phạm, rồi gửi kết quả cho lực lượng tuần tra công khai xử lý. Phương pháp này thường được sử dụng trên các tuyến quốc lộ để xử phạt vi phạm về tốc độ. Trước đợt thực hiện, trưởng Phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông (Cục CSGT đường bộ - đường sắt), trưởng phòng CSGT cấp tỉnh và trưởng công an cấp huyện phải phê duyệt kế hoạch rồi mới được thực hiện.

Hai là, khi tình hình trật tự, an toàn giao thông ở một khu vực nào đó diễn biến phức tạp, cần phải đấu tranh, ngăn chặn kịp thời thì Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt, giám đốc công an cấp tỉnh trở lên xem xét, phê duyệt kế hoạch thực hiện. Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, CSGT hóa trang không được phép xử phạt người vi phạm mà chỉ ngăn chặn rồi thông báo qua bộ đàm cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai xử lý.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng CSGT phải chính danh khi tuần tra, kiểm soát giao thông, dù có sử dụng phương tiện kỹ thuật. Việc núp bắn tốc độ xe vi phạm hay mặc thường phục để ngăn chặn hành vi vi phạm giao thông đều không nên bởi dễ phát sinh những chuyện ngoài mong muốn.
 

Đã bị kẻ xấu lợi dụng

Từ năm 2009 đến nay, báo chí đã đăng tải không ít trường hợp người dân gặp nạn vì “cảnh sát hóa trang”. Tối 19-10 vừa qua, Công an TP Hà Nội đã bắt giữ 5 người mặc thường phục sử dụng bộ đàm, đèn pin tín hiệu nháy và công cụ hỗ trợ để giả danh Cảnh sát 141 giả vờ kiểm tra hành chính rồi dọa nạt, đòi tiền của người đi đường.
 
Trước đó, chiều 12-8-2010, tại ngã tư Bến Tượng - Phùng Chí Kiên (TP Thái Nguyên - Thái Nguyên), khi đang lái xe trên đường, chị Hoàng Thị Tố Nga (giáo viên tiểu học) đã bị một người xưng danh là CSGT hóa trang yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ. Do có người nhà làm trong ngành công an nên khi thấy đối tượng có biểu hiện nghi vấn, chị Tâm đã hô hoán rồi cùng người dân bắt tên này giao cho cơ quan chức năng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo