Các chuyên gia giáo dục cho rằng đây là xu hướng tất yếu các trường dạy nghề nên hướng tới để tạo niềm tin và thu hút người học, mở ra cho người học những cơ hội có việc làm trong nước và nước ngoài với mức lương hấp dẫn, đồng thời đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề cao.
Tăng thời gian thực hành
Trường CĐ nghề Lilama vừa được Bộ LĐ-TB-XH cho phép là trường đầu tiên thí điểm đào tạo bậc CĐ nghề quốc tế nâng cao. Theo đó, sẽ có 3 nghề được thí điểm đào tạo theo chuẩn quốc tế là công nghệ hàn, chế tạo cơ khí và điện tử công nghiệp.
Theo một lãnh đạo nhà trường, để có nguồn nhân lực, trường đã tổ chức đào tạo trình độ sư phạm nghề quốc tế bậc 2 cho 34 giáo viên, đào tạo sư phạm nghề quốc tế bậc 3 cho 22 giáo viên do giảng viên nước ngoài giảng dạy. Trường cũng cử 2 giáo viên nghề hàn, 3 giáo viên nghề cơ khí sang đào tạo tại Đức.
Nhiều trường tham gia đào tạo
Trước đó, nhiều trường tại TPHCM cũng đang triển khai chương trình đào tạo nghề tiên tiến theo chuẩn quốc tế với mức học phí thấp. Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM cho biết có 18 trường được xác định là trường trọng điểm đào tạo nghề theo mô hình tiên tiến. Riêng TPHCM có các trường như CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, CĐ Công nghệ Thủ Đức, Trường Trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh và Trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Nam Sài Gòn hiện đang đào tạo theo dự án đào tạo nghề tiên tiến, kinh phí đào tạo do Quỹ Temasak của Singapore tài trợ.
Ngoài ra, có 2 trường là CĐ nghề TP và Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương được Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH chọn để đào tạo theo các chương trình dạy nghề tiên tiến với mức đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường học tập, giáo viên theo chuẩn quốc tế.
Trường CĐ nghề TPHCM đào tạo 4 ngành theo chuẩn quốc tế, gồm: quản trị cơ sở dữ liệu, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, cơ điện tử và quản trị doanh nghiệp. Theo một lãnh đạo nhà trường, ngoài đầu tư trang thiết bị, giáo viên của trường cũng được cử đi huấn luyện ở Đức, Pháp, Nhật và Trung Quốc.
Chọn ngành giản đơn sẽ thất bại Ông Nguyễn Đắc Hiển cho rằng: “Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, hôm nay đạt được thành tựu này, ngày mai đã có những tiến bộ khác nên chiến lược đào tạo các ngành kỹ thuật cũng phải thay đổi. Nếu đầu tư và đào tạo những ngành kỹ thuật theo hướng giản đơn thì sẽ thất bại. Đây không chỉ là chiến lược của nhà trường mà còn xuất phát từ nhu cầu xã hội ngày càng đòi hỏi lao động phải có tay nghề bậc cao”. |
Bình luận (0)