xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Châu chấu có thể thắng voi

THANH NHÂN

Biết nuôi dưỡng khát vọng và không ngừng sáng tạo, nhiều thương hiệu Việt đã đánh bạt các đối thủ nước ngoài để khẳng định vị thế

Các thương hiệu lớn của nước ngoài hiện nay cũng từng bắt đầu từ doanh nghiệp (DN) nhỏ. Ngay tại thị trường Việt Nam, DN trong nước có lợi thế sân nhà, sử dụng nguồn nguyên liệu bản địa, hiểu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nên nếu biết phát huy thì hoàn toàn có thể chiến thắng.

img

Viettel, một trong những thương hiệu đang ngày càng khẳng định vị thế. Ảnh: HỒNG THÚY

Vươn ra toàn cầu bằng “riêng” và “đúng”

Những cái tên như Vinamilk, Trung Nguyên, Minh Long, FPT, Viettel… đã và đang khẳng định vị thế của mình, vượt trên rất nhiều “ông lớn” nước ngoài trong cùng lĩnh vực từng có mặt tại Việt Nam. Hay như Mỹ Hảo, trải qua nhiều thăng trầm, thương hiệu này dần khẳng định được chỗ đứng trong phân khúc thị trường tiêu dùng bình dân.
Ông Lương Vạn Vinh, Tổng Giám đốc Công ty Mỹ Hảo, đã từng từ chối lời đề nghị mua Mỹ Hảo 30 triệu USD để giữ thương hiệu. Mỹ Hảo chấp nhận lao vào từng ngóc ngách chợ, khu dân cư để tiếp cận người tiêu dùng, “lì lợm” sống cạnh những đại gia ngành hóa mỹ phẩm để bảo vệ thương hiệu Việt.
Là một trong số ít DN Việt tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới, xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu, sản phẩm được chọn làm quà tặng cho hơn 40 lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới, Minh Long đã đánh bạt tất cả các thương hiệu gốm sứ cao cấp nước ngoài tại thị trường nội địa.
Mới đây, Minh Long là một trong hai thương hiệu lớn của Việt Nam được chọn tham gia triển lãm sản phẩm dành cho người siêu giàu, bên cạnh các nhãn hiệu hàng đầu thế giới. Ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Gốm sứ Minh Long, cho biết: “Minh Long thắng được là do luôn kiên định thực hiện nguyên tắc 4 có - 4 không: không biên giới, không thời gian, không giới tính, không tuổi tác; có văn hóa, có nghệ thuật, có phong cách riêng, có hồn.
Bên cạnh đó, Minh Long sử dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới, liên tục đưa ra thị trường sản phẩm mới, xây dựng và bảo đảm hình ảnh một công ty Việt Nam đẳng cấp, chuyên nghiệp cao”.
Tương tự Minh Long, Trung Nguyên cũng đã đánh bại các đối thủ nặng ký nước ngoài ở 2 phân khúc cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam có sản phẩm tham gia thị trường nước ngoài nhưng chưa có nhiều thương hiệu thế giới.
Đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ chiếm lĩnh thị trường quốc tế, công ty này áp dụng 5 nguyên tắc: sản phẩm đúng, mô hình đúng, thị trường đúng, thông điệp đúng và đối tác, chính sách đúng.

Tập trung vào bản sắc

Sáu tháng đầu năm 2012, thị trường Việt Nam tiêu tốn khoảng 8.800 tỉ đồng cho quảng cáo, hầu hết kinh phí đều do các thương hiệu quốc tế rót. Theo ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT LE Media, với khả năng tài chính có hạn, DN Việt không có điều kiện và không cần phải tiêu tốn nhiều tiền để xây dựng thương hiệu.
DN cần phải có chiến lược đồng bộ cho thương hiệu: Xây dựng yếu tố duy nhất, câu chuyện văn hóa gắn với thương hiệu, sự nhất quán trong các thông điệp đưa ra cho thương hiệu của mình và duy trì lâu dài, bền vững chứ không ăn xổi ở thì.
Theo chuyên gia marketing Hoàng Tùng, trong cuộc cạnh tranh không cân sức, DN Việt chưa biết tận dụng hết thế mạnh của mình thông qua việc khơi gợi sự ủng hộ của người tiêu dùng. Những DN Nhật Bản, Hàn Quốc như Honda, Samsung khi mới thành lập đã tận dụng được sự ủng hộ của người tiêu dùng bản địa và từng bước lớn mạnh như ngày nay.
Người tiêu dùng Việt thích sử dụng sản phẩm nước ngoài, một phần có thể do sính ngoại, một phần vì Việt Nam chưa có được những thương hiệu khiến họ thực sự tin tưởng, tự hào. Điều quan trọng là DN phải tập trung sản phẩm. Bằng chứng là những thương hiệu lớn, nổi tiếng như Sharp, Toshiba của Nhật sau một thời gian phát triển đa ngành, không tập trung vào bản sắc của mình nên đã dần đi xuống.
Thương hiệu gắn với 3 điều: xúc cảm, dòng thời gian và hiện đại. DN nào muốn lớn mạnh cũng phải nhẫn nại trong giai đoạn đầu rồi tích lũy dần. Trong thế giới phẳng hiện nay, thương hiệu của DN lớn chưa chắc mạnh hơn của DN nhỏ. Vì thế, các DN phải kết nối với nhau, nương tựa nhau để cùng phát triển.
TS Võ Trí Thành (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương)
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo