* Phóng viên: Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cướp giật trên đường phố đang có dấu hiệu ngày càng tăng và đối tượng ra tay rất man rợ?
Có thể nói trong thời gian qua, hệ thống chính trị của TP đã có nhiều nỗ lực kéo giảm tội phạm nhưng tỉ lệ này không được duy trì nên tội phạm vẫn còn là mối đe dọa. Mặt khác, ngay cả công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, đơn vị tham mưu cho TP trong việc chuyển hóa địa bàn phức tạp cũng chưa thực hiện tới nơi tới chốn.
* Trong phần lớn các băng nhóm tội phạm khi bị lực lượng công an bắt có rất nhiều đối tượng nghiện ma túy. Chẳng hạn băng cướp chặt tay một phụ nữ để cướp xe gần chân cầu Phú Mỹ mới đây, cả 4 tên đều là con nghiện. Ông nhận định gì về thực trạng này?
- Một con nghiện trong băng cướp “chặt tay” khi bị bắt đã thú nhận: Trước khi ra tay cướp của đều chơi ma túy để “tăng chí khí”. Điều này cho thấy hầu như tội phạm có hành vi manh động đều có liên quan đến ma túy. Ngay cả số liệu của cơ quan công an từng công bố cũng thể hiện điều này: số tội phạm hình sự có sử dụng ma túy là con số khá lớn! Ai cũng biết đối tượng sử dụng ma túy không kiểm soát được hành vi của mình khi trong người có chất kích thích, cộng với việc thiếu tiền chích choác, chúng sẵn sàng ra tay làm liều, trộm cướp với thủ đoạn dã man, kể cả giết người.
* Ông nghĩ gì khi nhiều người đặt vấn đề tại sao chúng ta không có biện pháp ngăn chặn tội phạm ngay từ đầu mà cứ để kẻ cướp “ăn hàng”, ra tay tàn độc với người dân rồi lực lượng chức năng mới vào phá án?
- Một xã hội có luật pháp mà để người dân “tự xử” tội phạm, tự bảo vệ mình thì nguy cơ bất ổn rất lớn. Như ở một số địa phương, kẻ trộm chó chống trả bằng cách bắn chết chủ con chó là không thể chấp nhận được! Vậy công an ở đâu, chính quyền địa phương ở đâu? Để giải quyết tồn tại này cần một cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng, có chế độ hợp lý để lực lượng công an yên tâm làm việc, đồng thời cũng phải xử lý nếu phát hiện cán bộ có tiêu cực.
Theo tôi, điểm yếu hiện nay trong việc phòng chống tội phạm là công tác quản lý địa bàn. Tất cả động tĩnh gì đều xuất phát từ địa bàn nên không thể nói công an khu vực không biết những diễn biến từ địa bàn.
tóm gọn tên cướp giỏ xách của người đi đường chiều 21-11. Ảnh: TÂN TIẾN
* Khi còn làm phó chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, ông là người trực tiếp thực hiện và rất tâm đắc với đề án “Cai nghiện tập trung” theo Nghị quyết 16 của Quốc hội. Quan điểm của ông về mô hình này thế nào? Để giảm bớt tội phạm cướp giật đang gây lo lắng cho người dân, theo ông TP cần có biện pháp gì trong thời gian tới?
Do đó, TP vẫn cần đưa người nghiện lần đầu vào trường để giáo dục, cai nghiện mà việc đưa người nghiện mới “chớm nở” vào trường cũng hết sức cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh biện pháp này cần phải bảo đảm môi trường xã hội trong sạch để họ không trở lại “đường cũ” khi về địa phương.
Quy định mới dung dưỡng con nghiện Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM, khoảng một năm trở lại đây, TP đã đưa gần 4.500 người nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh; trong đó khoảng 1/4 tái nghiện, số còn lại là “con” nghiện mới. Trong 3 năm qua, kể từ khi Luật Phòng chống ma túy sửa đổi bổ sung có hiệu lực, các trung tâm cai nghiện ma túy đã trả về địa phương hơn 4.600 người để áp dụng biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú. Tuy nhiên, đến nay, con số trên đã biến động giảm, chỉ còn 2.237 người. Một cán bộ Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội cho biết hiện nay rất khó quản lý người nghiện tại nơi cư trú vì Thông tư 14 hướng dẫn thực hiện Luật Phòng chống ma túy sửa đổi có nhiều điểm bất cập. Thông tư quy định địa phương phải quản lý và cai nghiện tại cộng đồng cho người nghiện trong thời gian 6 tháng, sau đó nếu phát hiện tái phạm thì mới áp dụng biện pháp cưỡng chế đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trong 6 tháng đó, nếu người nghiện vẫn sử dụng ma túy thì cũng không có biện pháp nào khác để xử lý. Hết 6 tháng, họ chuyển đi nơi khác, sau đó nếu bị phát hiện dùng ma túy thì áp dụng quy trình trở lại như ban đầu. Cách làm này đã bỏ lọt nhiều đối tượng và góp phần dung dưỡng cho con nghiện có thời gian lách luật, đối phó.
Q.Lâm |
Bình luận (0)