xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khởi tố vụ xăng dầu tạm nhập, “xù” tái xuất

Bài và ảnh: TÔ HÀ

Chuyên án phá đường dây buôn lậu xăng dầu sang Trung Quốc thông qua hình thức tạm nhập tái xuất được thành lập từ đầu năm 2012. Vụ việc ở Vinapco mới là khởi đầu

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết chiều 28-11, Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan đã ký quyết định khởi tố vụ án gian lận, trốn thuế xảy ra tại Công ty Xăng dầu hàng không (Vinapco) và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục điều tra, truy tố theo pháp luật.

Ngựa quen đường cũ

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 29-11, ông Hoàng Mạnh Tuấn, Giám đốc Vinapco, thừa nhận một số cá nhân liên quan của công ty đã nhận được giấy triệu tập của Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan. Vinapco đã đình chỉ công việc của 1 cán bộ để phục vụ công tác điều tra; yêu cầu các cá nhân, đơn vị liên quan phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ sai phạm này. Lãnh đạo Vinapco cũng đã có buổi làm việc với Cục Điều tra chống buôn lậu nhưng chưa nhận được yêu cầu hợp tác của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.

Trả lời câu hỏi vì sao Vinapco tái phạm hành vi buôn lậu, ông Tuấn khẳng định: “Đây là sai phạm của các cá nhân liên quan, không phải chủ trương của doanh nghiệp (DN). Mức độ sai phạm đến đâu còn chờ cơ quan chức năng làm rõ và xử lý theo pháp luật”.

img

Xe bồn của Vinapco tiếp nhiên liệu máy bay cho các hãng hàng không

Cùng ngày, Bộ Tài chính cũng đã ra thông cáo về vụ việc. Cụ thể: Vào ngày 10-5, Vinapco do giám đốc Trần Hữu Phúc, người đại diện theo pháp luật, đã mở tờ khai hải quan tạm nhập 5.463,111 tấn xăng Mogas A92 mua từ Singapore. Đầu tháng 7-2012, Vinapco đã liên tiếp mở 7 tờ khai tái xuất 296,6 tấn xăng Mogas A92 (tương đương 422.645 lít xăng) tại Cục Hải quan Hải Phòng qua cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng), giao bên mua là Công ty TNHH Cung ứng dầu và thủy sản thành phố Bắc Hải (Trung Quốc).
 
Giá trị lô hàng khoảng 8 tỉ đồng. Cuối tháng 7, Tổng cục Hải quan phát hiện thay vì tái xuất, lô hàng này đã được Vinapco đem đi tiêu thụ ở các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên..., trốn thuế khoảng 2,5 tỉ đồng. Sau đó, do có nguy cơ bị phát hiện, các đối tượng đã mượn xăng của đơn vị khác để nhập lại nhằm đối phó với việc kiểm tra.

Tổng cục Hải quan cũng xác minh đối tác Trung Quốc mua hàng của Vinapco - Công ty TNHH Cung ứng dầu và thủy sản thành phố Bắc Hải - là không có thực... Người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tái xuất lô hàng là ông Nguyễn Hải Triều - Quyền Giám đốc Xí nghiệp Thương mại dầu khí hàng không miền Bắc...

Đáng lưu ý là năm 2004, Vinapco từng gây chấn động dư luận khi 15 cán bộ chóp bu, trong đó có giám đốc Trần Minh, đã dính vào vụ buôn lậu, tham ô xăng dầu tạm nhập tái xuất với quy mô lớn. Sau sai phạm này, Vinapco đã bị tước giấy phép kinh doanh nội địa, chỉ còn là đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu hàng không JET A1. Từ hơn 1 năm nay, Vinapco mới được cấp quota nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu thông thường khác, được thực hiện nghiệp vụ tạm nhập tái xuất trở lại. “Ngựa quen đường cũ”, chỉ sau vài tháng trở lại thị trường, Vinapco đã trở thành tâm điểm của chuyên án chống buôn lậu xăng dầu lần này.

“Ăn” khoảng 5.000 đồng/lít

Ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết chuyên án phá đường dây buôn lậu xăng dầu sang Trung Quốc thông qua hình thức tạm nhập tái xuất được thành lập từ đầu năm 2012, sau khi các Cục Hải quan phát hiện những nghi vấn từ mức chênh lệch lớn giữa số liệu xăng dầu tạm nhập mà không thực hiện tái xuất theo hợp đồng. Đặc biệt là vào thời điểm thuế nhập khẩu cao, xăng dầu tạm nhập tái xuất về càng nhiều.
 
Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, hải quan rà soát và phát hiện 11 đầu mối xăng dầu đã tạm nhập 1,725 triệu tấn nhưng chỉ tái xuất 1,180 triệu tấn. Như vậy, có khoảng gần 550.000 tấn xăng dầu chưa được tái xuất theo hợp đồng. Nếu tính chung từ năm 2009 đến hết tháng 6-2012, số xăng dầu tạm nhập là 9,99 triệu tấn nhưng chỉ tái xuất khoảng 8 triệu tấn.

Trong công thức tính giá cơ sở, giá bán lẻ mặt hàng xăng trong nước đang chịu 4 loại thuế: thuế nhập khẩu (biên độ từ 0%-15%), thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế môi trường 1.000 đồng/lít xăng và thuế GTGT 10%. Một DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu tính toán nếu hàng tạm nhập mà không tái xuất, để tiêu thụ nội địa trót lọt sẽ trốn được các loại thuế trên với giá trị lên đến 26% giá thành mỗi lít. Như vậy, mỗi lít xăng giá trung bình 20.000 đồng thì DN “ăn” được khoảng 5.000 đồng.

Tổng cục Hải quan nhận định vụ việc xảy ra ở Vinapco có dấu hiệu hoạt động tội phạm có tổ chức, tính chất phức tạp; vi phạm chính sách thuế, làm thất thu ngân sách Nhà nước và vi phạm nghiêm trọng quy định về tạm nhập tái xuất, ảnh hưởng đến chủ trương bình ổn thị trường xăng dầu. 

Tổng cục Hải quan đang yêu cầu rà soát, đối chiếu tờ khai để bóc tách số hàng đội lốt tạm nhập tái xuất để buôn lậu.

Nguyên giám đốc Vinapco xin nghỉ việc

Ông Hoàng Mạnh Tuấn là người mới được điều động giữ chức vụ giám đốc Vinapco thay ông Trần Hữu Phúc. Trước đó, ngay sau khi vụ việc buôn lậu xăng dầu được phát hiện hồi tháng 7-2012, ông Trần Hữu Phúc đã có đơn xin nghỉ việc và được chấp thuận. Ông Phúc hiện vẫn là thành viên của hội đồng thành viên tại DN này.
P.Anh


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo