xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính sách biển Đông của TQ: Không bình thường, tiềm tàng nguy hiểm

Cao Tuấn

Hãy tưởng tượng nếu bang Hawaii của Mỹ thông qua một luật cho phép cảnh sát ở cảng lên tàu khám xét và bắt giữ các tàu nước ngoài đang hoạt động cách Honululu đến 1.000 km (600 dặm). Chắc chắn là không thể. Vậy mà điều đó đã xảy ra ở Trung Quốc (TQ) cách đây khoảng 1 tuần, theo hãng tin Reuters.

Tỉnh Hải Nam, một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của TQ, đã cho phép một đơn vị cảnh sát cấm tàu thuyền nước ngoài hoạt động “bất hợp pháp” trong vùng biển của đảo này mà theo TQ, bao gồm nhiều vùng thuộc biển Đông đang tranh chấp.

Vào thời điểm cộng đồng thế giới cảnh giác nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là siêu cường đang lên trên vũ đài quốc tế, chính sách đối ngoại thiếu rõ ràng và mạch lạc của nước này đang gây xáo trộn và gia tăng căng thẳng trong khu vực.
img
Tàu hải giám của Trung Quốc thường quấy nhiễu trên biển Đông. Ảnh: Reuters
Việt Nam và Philippines đã sớm lên tiếng phản đối TQ tự cho mình quyền được khám xét và bắt giữ tàu thuyền. Ấn Độ, nước đang hợp tác khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở biển Đông, tuần trước tuyên bố họ sẵn sàng gửi tàu hải quân đến đó để bảo vệ quyền lợi của họ.

Trong khi đó, với lời lẽ cứng rắn, Mỹ công khai yêu cầu Bắc Kinh giải thích rõ những quy định kia có ý nghĩa gì. “Tôi nghĩ nó hoàn toàn không rõ ràng đối với hầu hết các nước”, Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Gary Lock trao đổi với Reuters tuần trước. Ông cho rằng “chúng tôi không thể bình luận gì cho tới khi thật sự hiểu rõ những điều này. Trước hết, chúng tôi cần lời giải thích về nội dung, mục đích và phạm vi của những quy định đó”.

 Theo các nhà phân tích, việc một chính quyền cấp tỉnh có thể đơn phương làm cho tồi tệ hơn một trong những vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất của TQ làm nổi bật tính chất không bình thường, nó cho thấy việc hoạch định chính sách (về biển Đông) của Bắc Kinh là mối nguy tiềm tàng. Một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên cho rằng chính sách ngoại giao của TQ quá lộn xộn mỗi khi nó chứa đựng vấn đề biển Đông.

Theo một báo cáo của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG), đầu năm nay có khoảng 11 thực thể chính quyền - từ cơ quan quản lý du lịch đến đơn vị hải quân TQ - có vai trò nhất định ở biển Đông. ICG nhận xét rằng tất cả những thực thể đó đều có thể hành động dẫn đến tranh cãi ngoại giao.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo