xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thảm sát học đường kinh hoàng ở Mỹ

HOÀNG PHƯƠNG

Một thanh niên 20 tuổi sát hại mẹ mình ở nhà và 26 người tại một trường tiểu học ở bang Connecticut - Mỹ trước khi tự sát

Nước Mỹ hôm 14-12 lại bị chấn động bởi một vụ thảm sát kinh hoàng tại trường học, làm sống lại những tranh luận chưa có lời giải về vấn đề sở hữu súng.
 
img

Người thân của những nạn nhân vụ thảm sát an ủi nhau

Chưa rõ động cơ

Theo hãng tin AP, đã có tổng cộng 27 người thiệt mạng trong vụ thảm sát tại Trường Tiểu học Sandy Hook, nơi có hơn 600 học sinh từ mẫu giáo đến lớp 4 theo học, ở thị trấn Newtown thuộc bang Connecticut. Một quan chức thực thi pháp luật giấu tên cho biết hung thủ mang theo ít nhất 3 khẩu súng và tấn công 2 lớp học của trường vào khoảng 9 giờ 30 phút (giờ địa phương). Tại đây, y sát hại 26 người, trong đó có 20 học sinh, rồi tự sát. Trước khi gây ra vụ thảm sát, hung thủ đã bắn chết mẹ mình ở nhà.
 
img
 Người thân của những nạn nhân vụ thảm sát an ủi nhau
Ảnh: EPA

Kẻ thủ ác là Adam Lanza, 20 tuổi, được mô tả là một người thông minh nhưng sống tách biệt và bị rối loạn nhân cách. Nhà chức trách vẫn chưa rõ động cơ gì đã thúc đẩy hung thủ tấn công những đứa trẻ vô tội tại một trường tiểu học. Anh trai của kẻ sát nhân là Ryan Lanza đã bị thẩm vấn nhưng được tin là không liên quan gì đến vụ việc. Người này khai với nhân viên điều tra rằng em trai mình bị tự kỷ.

Báo Daily Mail (Anh) cho biết trong số nạn nhân có 3 nữ giáo viên Trường Sandy Hook là hiệu trưởng Dawn Hochsprung, chuyên gia tâm lý trường học Mary Sherlach và giáo viên lớp 1 Victoria Soto. Cả 3 người này đã thiệt mạng sau khi tìm cách bảo vệ học sinh mình. Cô giáo Soto đã dùng thân mình che chắn học sinh trước làn đạn của kẻ sát nhân. Trong khi đó, 2 cô Hochsprung và Sherlach đã xông về phía hung thủ trong nỗ lực ngăn chặn y và bị sát hại theo kiểu hành quyết.
 
img
Hai học sinh Trường Sandy Hook vẫn còn bàng hoàng sau vụ thảm sát
Ảnh: REUTERS
 
Tại cuộc họp báo sau đó ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama không kìm được nước mắt khi kêu gọi những hành động mạnh mẽ và có ý nghĩa nhằm ngăn những thảm kịch tương tự tái diễn.  Ông nói: “Hôm nay trái tim chúng ta bị tan vỡ khi phần lớn nạn nhân là các cháu từ 5 đến 10 tuổi. Nước Mỹ chúng ta đã trải qua quá nhiều thảm kịch như thế này trong vài năm qua. Mỗi lần nghe tin, tôi phản ứng không phải với tư cách là một tổng thống mà với tư cách là người làm cha làm mẹ”.
 
img
Học sinh Trường Sandy Hook được sơ tán sau vụ thảm sát
Ảnh: NEWTOWN BEE

Lại tranh cãi về luật sở hữu súng

Để tỏ lòng tiếc thương các nạn nhân, ông Obama đã ra lệnh treo cờ rủ tại Nhà Trắng. Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện John Broehner cũng quyết định treo cờ rủ tại các tòa nhà Quốc hội. Tại thị trấn Newtown, hàng trăm người đã tham dự một buổi lễ thắp nến tưởng niệm nạn nhân ở nhà thờ.  Các lãnh đạo thế giới đã gửi lời chia buồn tới người dân Mỹ và chính quyền Tổng thống Obama, đồng thời lên án  hung thủ đã gây nên vụ thảm sát đẫm máu thứ 2 trong lịch sử Mỹ, sau vụ xả súng làm 32 sinh viên và giảng viên thiệt mạng tại Trường Đại học Virginia Tech hồi tháng 4-2007.
 
img
 Ảnh chụp Adam Lanza vào năm 2005
Ảnh: ABC NEWS
Vụ thảm sát học đường đẫm máu nói trên đã làm sống lại cuộc tranh luận lâu nay về việc tăng cường kiểm soát súng ống ở Mỹ - một vấn đề nhạy cảm tại đất nước mà quyền tự do sở hữu súng được hiến pháp bảo đảm. Hiểu rõ sự nhạy cảm này, bản thân ông Obama không nhắc gì về luật súng ống tại cuộc họp báo nói trên, trong lúc người phát ngôn Nhà Trắng kêu gọi để các cuộc tranh luận chính trị sang một ngày khác.
 
img
Tổng thống Mỹ Barack Obama rơi nước mắt khi phát biểu tại cuộc họp báo về vụ thảm sát
Ảnh: REUTERS
 
Thái độ này đã vấp phải sự chỉ trích của những người ủng hộ tăng cường kiểm soát súng ống ở Mỹ. Thị trưởng New York Michael Bloomberg đã lên tiếng thúc giục ông Obama và quốc hội có hành động tức thì để chấm dứt tình trạng bạo lực do súng ống gây ra.  Dù vậy, báo Los Angeles Times dẫn lời nhiều chuyên gia nhận định rằng việc siết chặt luật sở hữu vũ khí vẫn khó có thể diễn ra sau vụ thảm sát. Lý do là đã có không ít vụ thảm sát diễn ra trước đó nhưng vẫn không có điều gì xảy ra đối với luật này bởi sự vận động hành lang của những tổ chức ủng hộ quyền sở hữu súng ở Mỹ, đi đầu là Hiệp hội Súng trường quốc gia (NRA).
 

Không thể tự bảo vệ

Các chuyên gia cho rằng không gì có thể ngăn chặn vụ thảm sát ngay cả khi nhà chức trách Mỹ đã chi hàng triệu USD cho các thiết bị dò kim loại, camera an ninh và kế hoạch ứng phó khẩn cấp kể từ sau vụ thảm sát tại Trường Trung học Columbine năm 1999.

Bill Bond, một chuyên gia về an toàn trường học, nhận định với hãng tin Reuters: “Nhà trường không thể nào ngăn chặn được vụ thảm sát nếu không biết trước rằng hung thủ đang đến”. Ngoài ra, ông cho rằng không có cách gì để giáo viên và học sinh tự bảo vệ mình khi ai đó nổ súng vào họ. Ngay cả nhân viên an ninh và các cánh cửa khóa chặt cũng không thể ngăn được kẻ sát nhân.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo