xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liều thuốc mới cho bất động sản

SƠN NHUNG

Tháo gỡ các thủ tục chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp bằng giảm thuế, giải quyết hàng tồn bằng chính gói tài chính... là những vấn đề mấu chốt cần sớm giải quyết để làm ấm thị trường bất động sản

Chiều 15-12, tại TPHCM, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc tọa đàm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm khơi thông thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM. Hàng trăm doanh nghiệp (DN), chuyên gia đã tham gia và đóng góp ý kiến. Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng chắc chắn sắp tới sẽ có gói giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, nếu không phá được “băng” thì ít nhất cũng làm thị trường ấm lên dần.

Kiến nghị hàng loạt

Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức, cho rằng thị trường BĐS hiện nay như một hồ cá mà trong đó, các DN như những con cá đang muốn chết ngộp và cơ quan Nhà nước là người bơm ôxy, nếu không bơm kịp thời thì DN sẽ chết hàng loạt. Phân khúc đang cần “giải cứu” vẫn là căn hộ vì hiện nay, phân khúc này đang tồn kho rất nhiều.
 
img
Rất nhiều dự án nhà cao tầng chậm hoàn thành do khó khăn nguồn vốn
Ảnh: HỒNG THÚY

Tập hợp kiến nghị của các DN thành viên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, cho biết để phá “băng” BĐS, trước mắt là giải quyết hàng tồn, giải quyết thanh khoản và nợ xấu bằng cơ chế hỗ trợ tín dụng, như: ưu đãi 8%/năm trong thời hạn 5-10 năm cho người mua căn hộ đầu tiên; liên kết các ngân hàng hỗ trợ DN và cấp tín dụng cho người mua… Đặc biệt là mở rộng điều kiện cho người nước ngoài được sở hữu căn hộ tại Việt Nam (khống chế bằng việc chỉ cho họ mua căn nhà giá trên 30 triệu đồng/m2 và chỉ được mua ở khu vực quy định để bảo đảm an ninh)… Một số ý kiến cũng cho rằng nên cho DN cầm cố tài sản tại các tổ chức quốc tế để giải quyết khó khăn về vốn.

Quan trọng nhất là tập trung giải quyết nợ xấu BĐS bằng chính sách lãi suất. Nên quy định lãi suất cho vay tối đa bằng lãi suất trần huy động cộng với biên độ đối đa 2,5% hoặc 3%, đồng thời kết hợp với các ngân hàng để cho người dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi nhất; đặc biệt là hỗ trợ các DN thực hiện chương trình nhà ở xã hội.

Theo nhiều doanh nhân, DN đã phải bỏ ra một khoản chi phí phi chính thức, chi phí “dưới gầm bàn”. Vì vậy, bằng mọi cách Ngân hàng Nhà nước cần đưa chi phí lãi vay tối đa xuống còn 15% cho DN BĐS. Một số đại biểu cho rằng cần giảm thu để tăng thu. Cụ thể là cần điều chỉnh quy định về thu tiền sử dụng đất. Bởi sau Nghị định 69, 120 và Thông tư 93 ra đời thì hàng chục ngàn hồ sơ nộp tiền sử dụng đất của các hộ dân không thể hoàn tất; hàng ngàn dự án đang chờ thẩm định hoặc hướng dẫn; hàng ngàn hồ sơ, hợp đồng thuê đất với Nhà nước không có lời giải. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào BĐS giảm sút rõ rệt, nguyên nhân chính là do tiền sử dụng đất - thuê đất đã tăng 3-10 lần so với trước. Điều này góp phần làm cho thị trường BĐS khó khăn và tiền thu ngân sách trong lĩnh vực này không như kỳ vọng.

Dẫn chứng cụ thể cho vấn đề này, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành, đưa ra một trường hợp cụ thể là DN nằm ở địa bàn quận 8 đã xin thủ tục cấp đất từ năm 2006, ngày 15-7-2009 giao đất nhưng đến tháng 9-2009 xây dựng đại lộ Đông Tây nên chưa có giá đất để áp dụng cách tính thuế. 3 năm nay, DN này phải chuyển hồ sơ lòng vòng mà vẫn chưa đóng được tiền sử dụng đất.

Giảm thuế

Luật sư Trương Thị Hòa cho rằng cần phải đưa ra các gói giải pháp trực tiếp, nhất là tiền sử dụng đất, bởi đây là cách nhanh nhất tháo gỡ khó khăn cho DN. Thuế là dòng máu lưu thông trong từng DN nên giảm thuế sẽ đánh động vào tất cả các địa phương. Chỉ việc giảm thuế là người dân có thể mua nhà giá thấp hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện cần phải đồng bộ, có sự chỉ đạo từng lĩnh vực, ngành. 

Ông Nguyễn Thanh Dũng, Cơ quan đại diện tại TPHCM của Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), cho biết ngày 14-12, cơ quan này đã có tờ trình Chính phủ về những vấn đề liên quan đến BĐS, trong đó ghi nhận ý kiến của DN. Cụ thể là hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến thị trường BĐS; chuyển đổi công năng các dự án; chỉnh sửa những thủ tục liên quan; giải quyết nợ xấu, giảm thuế cho chủ đầu tư…

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng tháo gỡ khó khăn cho BĐS không chỉ vì BĐS mà còn cho cả quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ cũng như Thủ tướng rất quyết liệt trong việc phá “băng” BĐS. Tất cả sẽ đưa vào trong nghị quyết của Chính phủ và có thể sẽ có thêm nghị quyết chuyên về giải pháp giải cứu cho thị trường BĐS. Với các chính sách thuế, Bộ Tài chính đã trình phương án thuế thu nhập DN đưa từ 25% xuống 23%; DN có quy mô nhỏ dưới 200 lao động, doanh thu dưới 20 tỉ đồng thì thuế thu nhập DN sẽ xuống còn 20%...
 

Đề nghị gói hỗ trợ lãi suất

Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, chắc chắn sẽ có giải pháp tài chính cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho BĐS và cả thị trường về vật liệu xây dựng; phối hợp địa phương để phát hành trái phiếu chính quyền địa phương,  huy động tăng đầu tư phát triển là tăng tổng cầu; đề xuất cơ chế làm sao đẩy nhanh vốn trái phiếu Chính phủ bảo lãnh để đầu tư vào giao thông. Đặc biệt, Bộ Tài chính đang đề nghị gói hỗ trợ lãi suất cho các hoạt động liên quan đến thị trường vật liệu xây dựng với lãi suất 0%. Cụ thể, hỗ trợ các chương trình làm giao thông nông thôn, làm đường liên tỉnh, huyện; ưu tiên cho công trình bê tông hóa... Khi thị trường vật liệu xây dựng khơi thông sẽ tác động gián tiếp đến thị trường BĐS.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo