xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mời Bộ trưởng GTVT mua vé tàu Tết

Phạm Hồ

(NLĐO)- Hơn 10 năm đầu tư cải thiện đường đường sắt nhưng đến nay người dân vẫn bị hành hạ khi mua vé tàu Tết còn tệ hơn thời bao cấp

“Phẫn nộ”, “bức xúc”, “chán nản”, “cam chịu”... là trạng thái cảm xúc của hàng vạn người mua vé tàu Tết trong những ngày qua. Và thông thường kết thúc chuỗi cảm xúc này là nhiều người phải chấp nhận mua vé chợ đen bán đầy ngoài cổng một cách dễ dàng, chỉ có điều giá vé cao hơn trong ga rất nhiều. Vé chợ đen này ở đâu ra ?
 
20 năm cải... lùi

 Ngán ngẩm với cảnh mua vé này, bạn đọc Ngọc Hải đặt câu hỏi: “Lãnh đạo nhà ga nghĩ gì khi nhìn thấy những cảnh này? Vật vã chờ đợi để có được tấm vé về quê mỗi dịp Tết đã diễn ra hàng chục năm nay. Chẳng lẽ đã nhiều năm trôi qua như vậy mà lãnh đạo nhà ga vẫn chưa có cao kiến gì để giải quyết vấn đề trên. Tại sao không bán vé trực tuyến trên mạng, bán vé tại các đại lý mà phải trải qua nhiều khâu, đăng ký (nghẽn mạng) rồi lại tiếp tục xếp hàng ở nhà ga để lấy vé”.

Bạn đọc này cũng chỉ ra một thực tế: Ở trong nhà ga khó khăn là vậy nhưng nếu bỏ thêm tiền sẽ dễ dàng có được tấm vé thật 100% từ giới chợ đen. Phải chăng có sự móc nối ngay từ trong nội bộ ? Tại sao một vấn nạn ai cũng biết nhưng không quyết liệt đề ra giải pháp?
img
Quá mệt mỏi vì xếp hàng mua vé tàu, hành khách ngủ luôn tại ga. Ảnh: Xuân Danh 

Bạn đọc Quốc Tuấn tỏ ra nghi ngờ cách bán vé như hiện nay: “Chắc chắn có sự không minh bạch trong vấn đề bán vé. Mọi năm bán vé trên mạng một tuần sau tôi vẫn có thể mua được, nhưng năm nay ngay ngày đầu tiên bán vé đã không vào mạng được, ngày hôm sau đã thấy hết vé. Một người bạn của tôi mua vé chợ đen ngay tại sân ga thì quá dễ dàng. Tôi nghĩ cần thanh tra việc bán vé từ trước tới giờ”.

Nhiều bạn đọc quá chán nản với cách bán vé này và đã so sánh rằng như thời bao cấp. Chỉ ra thêm sự bất cập, bạn đọc tên Danh dẫn chứng: “Nói chi vé tàu Tết, đi những ngày bình thường còn đỏ 2 con mắt chưa mua được vé nữa là. Chủ nhật (16-12) tôi đi, thứ sáu (14-12) mua vé, đến lấy số thứ tự là số 1800, đang giao dịch tại số 750 tức hơn 1000 lượt giao dịch nữa mà đã là 8 giờ 30 phút rồi, vậy đợi tới khi nào mua được vé ? Ngày lấy số thứ tự là ngày 14-12 thì trên giấy ghi chỉ có hiệu lực trong ngày 1-12-2012 thì nghĩa là sao”?

“Gửi gắm” cho cò

Không chỉ bức xúc về việc mua vé, nhiều bạn đọc còn bất bình với giá vé tàu  trong dịp Tết quá cao. Một bạn đọc dẫn chứng: “Thông thường giá vé tàu lửa ở các nước chỉ thường bằng 1/3 giá vé ô tô. Tại Thái Lan, tuyến Bangkok - Phitsanulok dài 350 km chỉ có giá vé là 120 bath (tương đương với 80.000 đồng). Trong khi giá vé tuyến đường tương đương từ TPHCM - Nha Trang là 450.000 đồng, cao hơn 5 lần so với Thái Lan. Giá vé tàu lửa ở Việt Nam cũng cao gấp ba lần vé đường bộ. Mua vé ô tô chất lượng cao tuyến TPHCM  - Quảng Ngãi với giá 360.000 đồng sẽ được nhà xe đãi ăn uống mọi thứ, phục vụ tận tình. Trong khi đó nếu đi tàu lửa tuyến trên, giường nằm sẽ có giá tới 980.000 đồng, ăn uống tự lo.

Quá mệt mỏi với việc mua vé tàu, nhiều bạn đọc phải “tự cứu” bằng cách nộp mạng cho phe vé. Bạn đọc lấy tên Về Quê, chỉ rõ: “Mua vé rất dễ! Có thể gọi điện thoại thương lượng với phe vé là có người đem đến tận nhà... Hoặc đợi sát giờ tàu chạy, mua vé vào ga tiễn nguời nhà, bạn liên hệ với người gác toa, bồi duỡng cho họ, thế là cứ thoải mái vào phòng nhân viên mà ngủ, đến giờ cơm họ còn đem đến cho mình, sướng như tiên... Đi tàu quá dễ, có khó gì đâu? Năm nào tôi cũng đi kiểu này, mà sát giờ tàu chạy tôi mới ra tàu”.
img
Vé chợ đen bán tràn lan trước ga Sài Gòn. Ảnh: Xuân Danh

Bạn đọc Chín Paris tính toán: “Có một mánh đi từ TPHCM đến Hà Nội vừa mau vừa rẻ tiền: Mua vé máy bay giá rẻ Air Asia đi từ TPHCM đến Bangkok; sau đó đổi máy bay từ Bangkok về Hà Nội cũng bằng Air Asia. Bảo đảm rẻ hơn vé xe lửa, nhưng phải có hộ chiếu. Khách quan mà nhận xét chất lượng xe lửa của Việt Nam chỉ ngang tầm với mấy nước Phi châu mà thôi. Nhưng giá thì cao hơn giá vé máy bay nội địa. Không thể hiểu nổi!”.
 
Bạn đọc Trần Thị Hòa thì cam chịu: “Năm nào cũng vậy, bà con ở miền ngoài vào trong Nam làm ăn chỉ chờ đến cuối năm được về quê sum họp gia đình mấy ngày nhưng việc mua vé lại vô cùng vất vả, mặt khác thì số tiền dành dụm cả năm chỉ đủ để mua cái vé. Thế nhưng khi ra tới ga thì bị móc túi, bị phe vé bán với giá cao hơn, hỏi như vậy có ai thấu không? Đối với ngành đường sắt thì năm nào cũng nói cải thiện cho dân nhưng nói chung tình hình cứ như cũ. Phe vé nói rõ bán vé chênh lệch do còn chia lại cho nhân viên nhà ga không thì lấy đâu ra vé mà bán. Xem ra chỉ người dân là khổ”.
 
                          Lưu tâm cho dân nhờ
Xin Bộ trưởng GTVT đừng đi xe hụ còi, đừng đi xe công vụ vài hôm để đi thử mua vé tàu Tết giống dân chúng tôi coi có chịu nổi không. Nếu thấy cảnh này nhờ ông lưu tâm một tí cho giao thông Việt Nam tốt hơn và người dân đỡ khổ hơn” (Bạn đọc Lâm Hồng)

“Những loại vé đi kịp về quê ăn Tết thì bán qua mạng nhưng khi lên mạng cũng không mua được, vậy thì nó đi đâu? trong khi ngoài chợ đen thì lúc nào cũng có. Thật khốn khổ cho người mưu sinh xa xứ" (Bạn đọc Xa Quê)

 

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo