xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xã hội hóa giáo dục “ăn đong”

YẾN ANH

Dù Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách có lợi cho công tác xã hội hóa giáo dục nhưng trên thực tế, việc khuyến khích, ủng hộ chủ trương xã hội hóa tại rất nhiều địa phương vẫn chỉ nằm trên giấy

Bốn năm sau ngày Chính phủ ban hành Nghị định 69/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa (XHH) đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, theo đánh giá của PGS Trần Xuân Nhĩ, Chủ tịch Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam, những nội dung quan trọng của nó vẫn chưa đi vào cuộc sống.

Chỉ ủng hộ bằng tinh thần

Một số địa phương còn có những chủ trương, chính sách mâu thuẫn với tinh thần của Nghị định 69, không phù hợp với Luật Giáo dục, gây ra những bất lợi không đáng có đối với các trường ĐH, CĐ ngoài công lập.
 
img
Học sinh Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, một trường dân lập ở TPHCM, trong giờ học. Ảnh: TẤN THẠNH

Theo ông Nhĩ, đa số trường tư thục từ mầm non đến trung học, CĐ, ĐH không nhận được sự hỗ trợ về đất đai hay cho vay tín dụng để xây dựng trường như nghị định đã đề ra. Chưa hết, có địa phương đã thu thuế các trường tư thục như các doanh nghiệp thuần túy với những điều kiện nghiệt ngã, như trường nào đạt tỉ lệ 25 m2 đất/sinh viên thì mới được hưởng chính sách ưu đãi. “Trong khi nhiều trường công lập được Nhà nước bao cấp về mọi mặt mà vẫn không đạt được tiêu chí đất đai, xây dựng mặt bằng thì làm sao các trường ngoài công lập có thể đáp ứng được nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước” - ông Nhĩ băn khoăn.

Bà Trần Kim Phương, Chủ tịch HĐQT Trường CĐ ASEAN, bức xúc: “Nhà nước nói ủng hộ XHH nhưng chỉ ủng hộ trên giấy, ủng hộ tinh thần, các trường phải tự bơi hết. Đầu tư hơn 100 tỉ đồng xây trường nhưng cả đất, cả tiền xây dựng, doanh nghiệp phải tự lo vì đi vay ngân hàng cực kỳ khó khăn. Làm bộ hồ sơ xin vay ưu đãi vô cùng gian khổ” - bà Phương cho hay.

PGS Đặng Quốc Bảo, nguyên hiệu trưởng Học viện Quản lý giáo dục, chỉ ra rằng XHH giáo dục hiện nay đang “ăn đong”. Theo ông, chỉ khi nào tạo nên sự cộng hưởng của tổ chức Nhà nước, cơ chế thị trường và sự hoạt động của mạng lưới các đoàn thể xã hội phục vụ mục tiêu XHH thì XHH giáo dục mới có thể phát triển bền vững.

Lạm dụng xã hội hóa

Chính vì tình trạng ăn đong nên XHH giáo dục đang bị lạm dụng và bóp méo, dẫn đến lạm thu và đẩy gánh nặng tài chính cho dân. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, sự tham gia của các thành phần ngoài Nhà nước không chỉ đơn thuần ở khía cạnh đóng góp tài chính mà phải ở toàn bộ nội dung và phương thức giáo dục. Tuy nhiên, thật đáng thất vọng là điều này đang bị hiểu sai và bóp méo.

Theo GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, chính việc hiểu sai bản chất dẫn đến XHH giáo dục bị biến tướng. “Nhiều nơi kêu gọi phụ huynh XHH từ tiền tưới cây, thuê bảo vệ, quét rác, xây bể bơi, mua máy điều hòa đến… cái chổi quét lớp. Nguyên tắc tự nguyện bị lấp liếm dưới vỏ bọc hội phụ huynh, như thế là trái luật. XHH không chỉ là thu tiền. Những cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, nếu nhân danh XHH giáo dục để lạm thu thì đó là sự mạo danh” - GS Phạm Tất Dong nhấn mạnh. Hệ quả của việc hiểu sai, cố tình hiểu sai hoặc bóp méo bản chất tích cực của XHH giáo dục đã biến một chủ trương đúng đắn thành gánh nặng cho người dân.

Trong nghiên cứu về đề tài “Sự tiếp cận các dịch vụ giáo dục của người nghèo ở nông thôn trong bối cảnh XHH”, TS Dương Việt Anh (Trung tâm Hội nhập và Phát triển) cũng nêu rõ gần 95% học sinh đang theo học tại các trường dân lập ở nông thôn là con em nông dân, phần lớn có hoàn cảnh khó khăn. Giải thích cho hiện tượng này, TS Việt Anh cho biết: “Con em các gia đình khá giả ở nông thôn thường có điều kiện học tập tốt và dễ thi đỗ vào trường công hoặc cha mẹ “có cách” để các em được vào trường công lập. Chỉ có con em con nhà nghèo, học kém mới vào trường dân lập”. Vì thế, các em không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ cho người nghèo như miễn giảm học phí, miễn phí xây trường, cấp sách giáo khoa, cấp kinh phí ăn ở… - những thứ mà chỉ ở trường công lập mới có.

Cũng theo nghiên cứu này, khoản chi cho giáo dục của mỗi gia đình nghèo hiện đã chiếm hơn 30% thu nhập. Điều này hạn chế các hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ giáo dục chất lượng cao.
 

Để đi đúng hướng xã hội hóa

PGS Đặng Quốc Bảo đề xuất để thúc đẩy XHH giáo dục, cần lập quỹ hỗ trợ phát triển trường ngoài công lập. Về nguyên tắc, bất cứ học sinh học trường ngoài công lập nào cũng được thụ hưởng một khoản kinh phí nhất định từ Nhà nước.

GS Trần Xuân Nhĩ cũng đề nghị Nhà nước cần cung cấp đất sạch, cung cấp đủ tiêu chuẩn, diện tích đất/học sinh, sinh viên cho các trường. Ngân hàng Chính sách ưu đãi cho các trường ngoài công lập vay vốn để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường với lãi suất 0% trong vòng 5 năm đầu và 2%-3% trong những năm tiếp theo. Có như vậy, các cơ sở giáo dục ngoài công lập mới đủ cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu dạy và học, để công tác XHH giáo dục đi đúng hướng, góp phần xây dựng nền giáo dục quốc gia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo