xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

2012 - Những câu chuyện chưa khép lại

Người Lao Động Online

(NLĐO) – Năm 2012 kết thúc nhưng những sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong năm chắc chắn vẫn còn nối dài trong năm 2013 và sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến cục diện thế giới.

Dưới đây là danh sách 10 sự kiện quốc tế được bạn đọc Báo Người Lao Động Online quan tâm nhiều nhất trong năm 2012. Thứ tự danh sách được quyết định bởi tỉ lệ bình chọn của chính bạn đọc trong tuần qua.
 
img
Kết quả bình chọn 10 sự kiện quốc tế nóng nhất của bạn đọc Người Lao Động Online
 
1. Trung Quốc làm dậy sóng biển Đông
 
Bắt đầu từ tháng 4 với căng thẳng quanh bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippnes, cho đến cuối năm 2012 biển Đông vẫn chưa hết sôi sục.
 
Tháng 6, Bắc Kinh thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" gồm toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa, khiến Việt Nam và các nước liên quan nhiều lần phản đối. Tiếp đó, Trung Quốc tuyên bố cho quân đồn trú ở "Tam Sa", khiến cộng đồng quốc tế lo ngại đây có thể là bàn đạp cho các chiến dịch quân sự của Trung Quốc sau này.
 
img
Tàu Trung Quốc trong một lần tập trận đổ bộ trên biển Đông được đưa tin vào tháng 11-2012. Ảnh: CCTV
 
Biển Đông cũng làm hai kỳ hội nghị ASEAN trong năm căng thẳng. Tháng 7, lần đầu tiên sau 45 năm tồn tại, ASEAN không ra được tuyên bố chung. Tháng 11, ASEAN muốn đàm phán đa phương về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên biển Đông (DOC) nhưng Bắc Kinh liên tục “hoãn binh”, đồng thời nhiều lần cảnh báo Mỹ cùng các nước khác "tránh xa biển Đông". Gần đây nhất, hộ chiếu in chìm bản đồ có hình lưỡi bò cùng quy định lục soát tàu thuyền trên biển Đông của Trung Quốc khiến căng thẳng tiếp tục leo thang
 
Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) từng nhận định: “Căng thẳng ở biển Đông có nguy cơ trở thành xung đột do lực lượng vũ trang của các nước ngày càng tăng trong khi tranh chấp không được giải quyết”.
 
2. Cơn sốt tận thế 21-12
 
Lịch sử loài người ghi nhận rất nhiều lời đồn về tận thế nhưng chưa bao giờ lại gây sốt như ngày 21-12-2012. Được cho là ngày kết thúc bộ lịch của người Maya đồng thời đặt dấu chấm hết cho nền văn minh nhân loại, ngày 21-12 gây ra nhiều lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn thật sự. Tuy nhiên, cũng nhiều người xem đây là dịp ăn mừng thoải mái để “chào đón kỷ nguyên mới”.
 
img
Dự báo thời tiết cho... ngày "tận thế"
 
3. Tổng thống Mỹ Barack Obama tái đắc cử
 
Sau khi giành thắng lợi trước ứng cử viên Mitt Romney của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 6-11, ông Barack Obama ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa.
 
4 năm qua, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Obama đã tiêu diệt được trùm khủng bố Osama bin Laden sau một thập kỷ truy lùng, rút hoàn toàn binh sĩ khỏi Iraq, giảm dần quân số ở Afghanistan và từng bước khôi phục kinh tế. Sau khi tái đắc cử, ông Obam sẽ tiếp tục chính sách điều chỉnh chiến lược “tái cân bằng” tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy đáng lo ngại của Trung Quốc.
 
img
Tổng thống Barack Obama (trái) và Phó Tổng thống Joe Biden của Mỹ
tại cuộc tuần hành mừng chiến thắng hôm 7-11. Ảnh: REUTERS
 
4. Căng thẳng Trung – Nhật quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
 
Ngoài tranh chấp ở biển Đông với một số nước Đông Nam Á, Trung Quốc còn “hằm hè” với Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Căng thẳng âm ỉ nhiều năm bắt đầu “sủi bọt” khi các nhà hoạt động Hồng Kông dong thuyền ra Senkaku và đụng độ với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vào giữa tháng 8. Đến tháng 9, Tokyo quốc hữu hóa một phần quần đảo Senkaku, dẫn đến các cuộc biểu tình chống Nhật dữ dội tại Trung Quốc.
 
Từ đó đến nay, Trung Quốc áp dụng chiến thuật “mưa dầm thấm sâu”, duy trì tàu hải giám áp sát Senkaku, gần đây còn phái cả máy bay do thám. Tuy nhiều lần xuống nước nhưng sắp tới có thể Tokyo sẽ cứng rắn với sự quay trở lại của tân Thủ tướng Shinzo Abe.
 
img
 Tàu tuần duyên Nhật và Đài Loan đấu vòi rồng gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 8. Ảnh: Kyodo
 
Bên cạnh Senkaku/Điếu Ngư, Đông Bắc Á còn ồn ào vì xung đột giữa Nhật Bản và Hàn Quốc quanh quần đảo Takeshima/Dokdo.
 
5. Nội chiến Syria lan rộng
 
Xung đột đẫm máu giữa lực lượng ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad và phe đối lập sắp bước sang tháng thứ 22 với hơn 44.000 sinh mạng bị tước đoạt và trên 3 triệu người phải đi lánh nạn. Các nước lớn vẫn chia rẽ sâu sắc trong khi Liên Hiệp Quốc chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để chấm dứt cuộc khủng hoảng này.
 
Trong khi nghi vấn can thiệp quân sự do Mỹ và các nước phương Tây tiến hành chưa có lời đáp thì Nga và Trung Quốc vẫn không có ý định thay đổi lập trường về Syria.
 
img
Các tay súng thuộc quân đội Syria tự do đang giao tranh với quân chính phủ ở vùng Quastal Harami, tỉnh Aleppo
Ảnh: REUTERS
 
6. Tiến trình cải cách ấn tượng của Myanmar
 
Myanmar đang “lột xác” ngoạn mục sau hơn hai thập kỷ bị thế giới cô lập vì chế độ quân sự. Tổng thống U Thein Sein đánh dấu sự cải cách bằng việc ân xá hàng trăm tù nhân chính trị, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí. Ông cũng mời thủ lĩnh phe đối lập Aung San Suu Kyi tham gia ứng cử vào quốc hội vào tháng 4.
 
Trở thành đại biểu quốc hội sau gần 15 năm bị giam lỏng, bà Suu Kyi đã đến Na Uy để nhận giải Nobel Hòa bình của năm 1991 vào tháng 6 và sau đó là thăm các nước châu Âu và Mỹ.
 
img
Tổng thống Mỹ thăm lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi tại Myanmar vào tháng 11. Ảnh: Reuters
 
Tiến trình cải cách ở Myanmar lập tức nhận được sự ủng hộ của thế giới. Mỹ quyết định tái lập quan hệ ngoại giao và nới lỏng cấm vận; EU và Úc gỡ lệnh bỏ các trừng phạt. Ông Obama hồi tháng 11 có chuyến thăm lịch sử tới nước này, trở thành tổng thống Mỹ đương chức đầu tiên đến Myanmar.
 
Các nhà đầu tư khắp thế giới, trong đó có Việt Nam, đang coi Myanmar là "cơ hội vàng cuối cùng" ở châu Á. Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) còn bình chọn bà Suu Kyi và ông Thein Sein xếp đầu danh sách 100 nhà tư tưởng thế giới năm 2012.
 
7. Triều Tiên hai lần phóng tên lửa
 
Không ngừng gây sóng gió, năm nay Triều Tiên khiến thế giới hai lần đứng ngồi không yên với hai lần phóng tên lửa "đưa vệ tinh lên vũ trụ". Lần đầu vào tháng 4 thất bại nhưng lần thứ hai vào ngày 12-12 vừa qua đã thành công. Hai cuộc phóng nhằm củng cố quyền lực và khẳng định sự trung thành với chính sách “tiên quân” của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
 
img
 Triều Tiên phóng tên lửa thành công ngày 12-12. Ảnh: AP
 
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc tuy chỉ trích nặng nề nhưng có vẻ không có cách đối phó hữu hiệu hơn, bởi các biện pháp trừng phạt và cô lập hầu như không còn tác dụng. Thêm vào đó, Trung Quốc đã tỏ rõ quan điểm không ủng hộ gia tăng trừng phạt Bình Nhưỡng.
 
8. Chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc
 
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 diễn ra vào đầu tháng 11 đã hoàn tất quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo.  Ông Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư mới của đảng và hạ quyết tâm chấn hưng Trung Quốc, tăng gấp đôi GDP vào năm 2020, tiếp tục xây dựng xã hội khá giả toàn diện, truy quét tham nhũng.
 
img
Ông Tập Cận Bình dẫn đầu 7 tân ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ra mắt báo giới. Ảnh: Reuters, Tân Hoa Xã
9. Vụ bê bối Bạc Hy Lai
 
Tháng 3-2012, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức, mở đầu cho bê bối chính trị đình đám nhất Trung Quốc ba thập kỷ qua. Từ khi mất chức đến nay, ông Bạc Hy Lai chưa một lần lộ diện.
 
Vợ ông, bà Cốc Khai Lai, cùng thuộc cấp thân tín một thời, Vương Lập Quân, lần lượt bị kết án do liên quan đến vụ án mạng của doanh nhân người Anh Neil Heywood. Bản thân ông Bạc đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, miễn nhiệm đại biểu quốc hội và chính thức bị truy tố hình sự. Tuy nhiên, chưa rõ khi nào vụ xử được tiến hành.
 
img
Truyền thông trong và ngoài Trung Quốc tốn không ít giấy mực cho vụ bê bối Bạc Hy Lai (Ảnh: SINA)
 
Vụ bê bối này cũng vén màn khá nhiều về nội tình bí ẩn trên chính trường Trung Quốc, đồng thời được cho là ảnh hưởng đến đại hội đảng lần thứ 18.
 
10.  Ông Putin trở lại Điện Kremlin
 
Giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 4-3, ông Vladimir Putin một lần nữa nắm giữ cương vị lãnh đạo cao nhất nước Nga trong khi tổng thống tiền nhiệm Dmitry Medvedev đảm nhiệm chức thủ tướng. Dù vậy, con đường quay lại lần này vấp phải khá nhiều phản đối.
 
Là cường quốc có tiếng nói quyết định, nước Nga dưới sự dẫn dắt của Putin sẽ còn đối đầu với Mỹ và phương Tây về một loạt vấn đề từ nội chiến Syria đến chương trình hạt nhân Iran và Triều Tiên. Điểm đặc biệt trong chính sách của Putin nhiệm kỳ này là chiến lược hướng về châu Á – Thái Bình Dương, trùng hợp với lựa chọn của Mỹ.
 
img
Dù rơi nước mắt như ông Putin quyết phủ nhận mình đã khóc khi tuyên bố chiến thắng. Ảnh: RIA Novosti
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo