xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giao thông đô thị “sáng” hơn

NHẬT MINH - THẾ KHA

Bộ mặt giao thông ở các TP lớn trong cả nước thời gian tới sẽ tiếp tục có những bước tiến đáng kể khi nhiều công trình đã và sắp được đưa vào sử dụng

Nhằm tăng khả năng thông xe và giải quyết ùn tắc giao thông tại ngã tư Thủ Đức, UBND TPHCM đã quyết định xây dựng cầu vượt thép có tuổi thọ 100 năm, dài 570 m (trong đó cầu chính dài 278 m), rộng 16 m chia thành 4 làn xe. Cầu được xây dựng lệch về bên phải theo hướng TPHCM - Biên Hòa. Tổng vốn đầu tư 277 tỉ đồng.

img
Khi cầu vượt tại vòng xoay Hàng Xanh (TPHCM) được đưa vào sử dụng vào cuối tháng 1-2013,
tình trạng ùn tắc giao thông khu vực này sẽ được cải thiện. Ảnh: ÁNH NGUYỆT

TPHCM: Mở rộng hướng Đông Bắc

Ông Vũ Văn Điệp, Phó Giám đốc Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 2 - Sở GTVT, chủ đầu tư dự án, cho biết đến nay đã hoàn thành 80% công trình. Dự kiến cầu vượt thép ngã tư Thủ Đức sẽ được đưa vào sử dụng cuối tháng 1-2013. Trong thời gian tới, TPHCM sẽ xây thêm một cầu vượt thép có quy mô tương tự, nằm song song với cầu vượt thép Thủ Đức, hoàn chỉnh 8 làn xe dành cho hướng lưu thông trên xa lộ Hà Nội.

Cũng như điểm nóng kẹt xe tại ngã tư Thủ Đức, dự án cầu vượt thép vòng xoay Hàng Xanh ra đời nhằm tháo gỡ tình trạng ùn tắc giao thông cho khu vực này. Theo thiết kế, cầu vượt thép tại vòng xoay Hàng Xanh rộng 16 m, gồm 4 làn xe, tổng chiều dài 390 m, vốn đầu tư 183 tỉ đồng.
Cây cầu này chỉ dành cho xe buýt, ô tô dưới 9 chỗ và xe 2 bánh lưu thông. Ông Điệp cho biết tiến độ của dự án này cũng đạt khoảng 80%, dự kiến thông xe cùng ngày với cầu vượt thép ngã tư Thủ Đức.
 Hiện mỗi ngày có khoảng 40.000 lượt xe qua cầu Sài Gòn, tuy nhiên, theo đánh giá của Sở GTVT, cây cầu hiện hữu chỉ có thể “gánh” được 50% lưu lượng xe. Sau khi xa lộ Hà Nội được mở rộng hoàn chỉnh, lượng xe qua cầu càng nhiều, có thể tạo thành nút thắt cổ chai.
Vì vậy, dự án xây cầu Sài Gòn 2 một mặt là cứu nguy cho cầu Sài Gòn hiện hữu, một mặt góp phần nâng cao năng lực giao thông cho cửa ngõ Đông Bắc TP, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cầu Sài Gòn 2 có tổng chiều dài 1.450 m, có 6 làn xe.
Tổng vốn xây dựng là 1.495,52 tỉ đồng. Nếu đi từ phía vòng xoay Hàng Xanh ra, cầu Sài Gòn 2 sẽ nằm bên phải cầu Sài Gòn hiện hữu. Ông Dương Quang Châu, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng cầu Sài Gòn 2, cho biết tiến độ dự án hiện nay đạt khoảng 45%.
img
Đường Vành đai 3 trên cao dành cho ô tô đã giúp giảm ùn tắc giao thông
đáng kể ở khu vực vùng ven TP Hà Nội. Ảnh: PHÙNG MINH TUẤN

Hà Nội: Giao thông đã bớt căng thẳng

Giao thông TP Hà Nội đã thực sự thay đổi sau khi đưa vào sử dụng nhiều cây cầu vượt, đường trên cao trong năm 2012. Cầu vượt được lãnh đạo TP Hà Nội khánh thành đưa vào sử dụng gần đây nhất (ngày 16-12) nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh - Láng, dài 315 m với 4 làn xe, rộng gấp đôi ba cây cầu vượt bằng thép được khánh thành tại ngã tư Láng Hạ - Thái Hà (dài 189 m); Chùa Bộc - Tây Sơn (dài 249 m) và Lê Văn Lương - Láng (315 m) trước đó.
Theo UBND TP Hà Nội, 4 cây cầu vượt có giá trị đầu tư từ 65 - 348 tỉ đồng/cầu. Cộng với đường vành đai 3 trên cao (dài 15 km dành riêng cho ô tô) được Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội được đưa vào sử dụng ngày 21-10 đã giúp cho giao thông trên địa bàn “giảm nhiệt” một cách rõ rệt.
Nhờ đó, Hà Nội đã giảm được 14 điểm ùn tắc so với năm 2011 (năm 2011 là 79 điểm ùn tắc, năm 2012 còn 65 điểm), số vụ tai nạn giao thông cũng giảm 24,3% so với cùng kỳ và không xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng nào.
Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết trước Tết Nguyên đán 2013 sẽ tiếp tục khánh thành cầu vượt trên đường Nam Hồng - Bắc Thăng Long - Nội Bài. “Việc nghiên cứu, đầu tư xây dựng cầu vượt lắp ghép tại các ngã tư lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông thời gian qua đã chứng minh tính hợp lý và đúng đắn.
Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục khởi công xây dựng 2 công trình cầu vượt lắp ghép tại nút giao thông Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã và Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân. TP cũng đang chuẩn bị triển khai xây dựng cầu vượt tại các nút Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn (quận Long Biên) và Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, Bạch Mai - Lê Thanh Nghị”- ông Thảo cho biết.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đánh giá cao cách làm của Hà Nội và cho rằng đây là mô hình tổ chức giao thông hiệu quả để các địa phương khác học tập trong việc chống ùn tắc giao thông đô thị.

Kết nối các tuyến đường vành đai

Trên địa bàn TPHCM còn phải kể đến tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài dài 13,6 km, rộng từ 20 đến 60 m, đi qua 4 quận: Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình. Điểm đầu dự án là sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), điểm cuối là nút giao Linh Xuân (quận Thủ Đức). Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 340 triệu USD. Khi đưa vào sử dụng, tuyến đường sẽ góp phần cải thiện giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, kéo giảm đáng kể ùn tắc giao thông cho hướng Quốc lộ 13, xa lộ Hà Nội, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đồng thời làm nhiệm vụ kết nối các tuyến đường vành đai của TP. Hiện dự án đã đạt khoảng 50% tiến độ.
A.Nguyệt
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo