xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Lao cải": Dừng hay bỏ?

THANH TÙNG

Ngành tư pháp Trung Quốc (TQ) đang phải giải quyết một vấn đề quan trọng liên quan đến quyền tự do của người dân. Đó là chính sách lao động cải tạo đối với người dân trong các trại cải tạo, gọi là “lao cải”.

Vấn đề này được bàn cãi tại hội nghị toàn quốc về luật pháp và trật tự xã hội tổ chức tại Bắc Kinh ngày 7-1.
 
Tại hội nghị, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản TQ Tập Cận Bình yêu cầu phải tiếp tục cải tổ ngành tư pháp theo nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Tờ Pháp luật nhật báo của Bộ Tư pháp TQ đăng nổi bật phát biểu của Bộ trưởng Công an Mạnh Kiến Trụ về chế độ “lao cải” tại các trại cải tạo, được thực hiện từ năm 1955 thế kỷ trước. Ông tuyên bố chế độ này sẽ chấm dứt sau khi được quốc hội TQ thông qua vào tháng 3 tới.
 
img
Một trại lao động cải tạo ở Trung Quốc. Ảnh: Asianews
 
Giới phân tích tranh cãi tại sao không quyết định dứt khoát hủy bỏ chế độ “lao cải” mất lòng dân mà chỉ nói “chấm dứt”, phải chăng muốn xoa dịu dư luận. Một bức thư ngỏ của 10 luật sư nổi tiếng  đăng trên trang web của Nhân dân nhật báo TQ đòi hủy bỏ  chế độ “lao cải” được đông đảo cư dân mạng đồng tình ủng hộ.
 
Báo cáo năm 2009 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 190.000 người bị “cải tạo” tại 320 trại trong cả nước TQ . Tổ chức nhân quyền TQ có trụ sở tại New York điều tra được kết quả khoảng 100.000 người mỗi năm bị đưa vào các trại cải tạo trong thời gian 1983 - 1991. Sau hội nghị bàn về  vấn đề “lao cải”, nhiều nạn nhân trải qua những năm tháng cải tạo đã kể qua mạng cuộc sống khổ cực, lao động vất vả trong các trại cải tạo.
 
Luật sư Khương Vỹ, Chủ tịch Ủy ban Cải cách Tư pháp của chính phủ TQ, thừa nhận chính sách “lao cải” rất mất lòng dân và kế hoạch cải cách tư pháp triệt để đang được soạn thảo. Trước mắt, kế hoạch sẽ được thi hành thí điểm tại 4 thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông), Lan Châu (tỉnh Cam Túc), Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) và Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam) trước khi thi hành trong cả nước.
 
Theo điều tra của Pháp luật nhật báo, nhiều tổ chức bảo vệ dân chủ và nhân quyền TQ lo sợ nếu không chính thức hủy bỏ trại cải tạo và chính sách “lao cải” thì người dân khó tránh được mọi hình thức lạm dụng luật pháp đối phó với những người bất đồng chính kiến.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo