Cách khu vực cửa khẩu Lao Bảo (huyện Hướng Hóa - Quảng Trị) vài cây số, trên dòng sông Sê Pôn, đường ranh giới giữa Việt Nam - Lào với chiều dài khoảng 20 km, có rất nhiều điểm được dân buôn lậu làm nơi tập kết hàng hóa. Trong đó, nóng bỏng nhất là tại bến Ngô Đồng ở thôn Duy Tân (thị trấn Lao Bảo), bến Tân Kim, Tân Thành… với đội quân bốc vác, vận chuyển hàng lậu vượt sông rất đông.
Thách thức hải quan
Ảnh: TRẦN QUỐC
Ông Hoàng Văn Cừ, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Năm 2012, cục đã phát hiện 834 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá trên 11,3 tỉ đồng, tăng 21,4% so với năm 2011 về số vụ và 12,8% về giá trị. Lực lượng hải quan tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phòng chống buôn lậu như phương tiện thiếu và yếu, trong khi dân buôn lậu sử dụng xe máy phân phối lớn chở hàng vượt qua cả trạm kiểm soát hải quan ngay trước mặt cán bộ đang trực.
Đầy ngập thị trường
Ông Nguyễn Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Quảng Nam, cho biết đến cuối tháng 12-2012, chi cục đã kiểm tra, xử lý gần 3.000 vụ buôn lậu, mua bán hàng giả; tổng thu nộp vào ngân sách trên 5,5 tỉ đồng. Chi cục đã thành lập 15 đoàn kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết. Cũng trong năm qua, Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra, xử lý 2.570 vụ hàng giả, thu nộp Kho bạc Nhà nước hơn 4 tỉ đồng.
30% đường trên thị trường là nhập lậu Tại một tiệm bán đường trên đường Xóm Vôi (quận 5 - TPHCM), chúng tôi hỏi mua loại giá rẻ, bà chủ người Hoa chỉ tay vào cây đường trên kệ (1 cây 12 kg), đon đả: “Đường Khánh Hòa rẻ nhất, 16.000 đồng/kg”. Chúng tôi lắc đầu, hỏi mua đường Thái Lan, bà chủ tiệm nói nhỏ: “Thì đường Thái Lan chứ đâu, nói là đường Khánh Hòa cho dễ bán”. Theo bà chủ tiệm, đường Thái Lan bán dạng xá (nguyên cây hoặc bịch 1 kg, không bao bì) giá rẻ nhất, còn hàng sản xuất trong nước bán lẻ được đóng gói theo bịch 500 g và 1 kg, có in nhãn mác rõ ràng, giá 18.000 đồng - 20.000 đồng/kg. Ở các chợ lẻ, đường xá được chiết thành bịch 500 g - 1 kg, bày bán công khai trong các tiệm tạp hóa và cạnh tranh gay gắt với đường của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 1-2 tấn đường Thái Lan vào nước ta qua biên giới Tây Nam. Khoảng 30% lượng đường trên thị trường hiện nay là hàng lậu và luôn rẻ hơn đường sản xuất trong nước ít nhất 200 - 300 đồng/kg nhưng không cơ quan chức năng nào kiểm soát nổi. Để hợp thức hóa, các thương lái lập một số công ty thương mại ở các tỉnh khác nhau tại ĐBSCL, ký hợp đồng mua bán đường để có hóa đơn chứng từ làm giấy thông hành cho hàng lậu vào sâu nội địa. Ngoài ra, thương lái còn ký hợp đồng mua đường của các nhà máy, lấy và sử dụng hóa đơn để đối phó với cơ quan chức năng.
T.Nhân |
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 11-1
Bình luận (0)