xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao ghế HLV tuyển quốc gia bị...ế?

Phạm Hồ (ảnh: Quang Liêm)

(NLĐ) - Nội bộ lãnh đạo VFF bất đồng, ghế HLV trưởng tuyển quốc gia bỏ trống, đội tuyển thi đấu tệ hại… Chưa bao giờ bóng đá nước nhà lâm vào cảnh “nát như tương” như lúc này nhưng các lãnh đạo VFF lại luôn an nhiên tự ca tụng mình

Sau HLV Hoàng Anh Tuấn đến lượt Lê Huỳnh Đức và Nguyễn Hữu Thắng cũng từ chối nắm đội tuyển quốc gia. Ai cũng có lý do từ chối chính đáng nhưng người hâm mộ đều biết nguyên do làm ghế HLV tuyển quốc gia bị “ế” như hiện nay chính là do cách điều hành của VFF: thiếu định hướng, thiếu dũng cảm và sẵn sàng “thí tốt” để phủi trách nhiệm của mình.

"Chơi" với VFF từ thua đến hòa

Đây là ý kiến phản hồi của bạn đọc Thanh Hương sau nhận định của ông Lê Thế Thọ, Phó Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia về cuộc tìm kiếm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam. Đối với hầu hết các quốc gia yêu bóng đá trên thế giới, được là tuyển thủ hoặc là HLV tuyển quốc gia là vinh dự lớn, là dịp được cống hiến sức lực, tài năng cho quốc gia. Thế nhưng tại Việt Nam hiện nay, chiếc ghế này thật rẻ rúng và đầy bất trắc.
 
img
HLV Hoàng Anh Tuấn từ chối...
 
Chán nản với cách làm bóng đá của VFF, bạn đọc Quốc Thịnh bày tỏ: “Muốn người ta làm HLV tuyển quốc gia chuyên trách mà chỉ cho họ tạm quyền (giống thử việc)? thật ngớ ngẩn làm sao. Không một người tự trọng, có tài nào mạo hiểm bỏ chỗ mình đang làm ổn định để mà đi thử việc cho mấy vị VFF. Đây là minh chứng cho việc sợ trách nhiệm của một số người trong VFF. Đừng nghĩ người hâm mộ chúng tôi đã nguôi giận khi tuyển bóng đá nam Việt Nam thất bại thảm hại ở đấu trường AFF Cup...”.

Bạn đọc lấy tên Chí Phèn, nói thẳng: “Vấn đề không phải là chọn HLV, ai cũng vậy thôi, dù tài giỏi đến mấy cũng phải khăn gói ra đi. Cái chủ yếu là ở cách làm việc của VFF: không có khả năng thì lãnh đạo được ai? Dù có HLV Huỳnh Đức hay Nguyễn Hữu Thắng hoặc Arsene Wenger đi chăng nữa nhưng làm việc với một VFF thiếu chuyên nghiệp thì cũng thất bại ê chề mà thôi”.

Bạn đọc Tấn Trần, phân tích: “Theo tôi, VFF nên tìm ra 1 tổng tư lệnh (Chủ tịch VFF) có tài, có uy, am hiểu bóng đá... và đặt biệt là biết phát huy sức mạnh tổng hợp, biết kết hợp giữa nội và ngoại lực mới mong rằng bóng đá Việt Nam phát triển. Chỉ huy mặt trận giỏi (HLV) nhưng ông tổng tư lệnh quá tệ thì chẳng làm được gì. Chỉ huy mặt trận muốn tập trung đánh hướng tây, nhưng ông tổng tư lệnh lại lệnh phải chuyển quân về hướng đông thì "toi" ngay”.
img
HLV Lê Huỳnh Đức chẳng mặn mà...
 
Không chấp nhận nổi cách làm việc của VFF, bạn đọc Năm Cự, bức xúc: “Mỗi khi thấy báo chí đăng tin về VFF là cổ họng muốn nghẹn lại. Nói gì nữa với mấy quan này bây giờ, ai cũng thích làm thầy thiên hạ. Chúng tôi quá chán các ông rồi: Không chiến lược, không mục tiêu, từ tuyến trẻ đến đội tuyển quốc gia đá đâu thua đó. Tìm HLV lần nào cũng loạn cào cào lên. Không có "tâm' lại thiếu "tầm" thì mần ăn gì nữa đây”.

Xóa bàn làm lại

Nhiều bạn đọc cho rằng nói rằng lãnh đạo VFF thiếu dũng cảm là không đúng. Thậm chí họ rất “dũng cảm” nữa là đằng khác. Minh chứng là đội tuyển thất bại thảm hại, giải bóng đá quốc gia ngày càng èo uột, đào tạo bóng đá trẻ “trắng tay”… nhưng cả ban lãnh đạo VFF vẫn không có động thái gì chấn chỉnh. Người hâm mộ, những người có tâm huyết với bóng đá nước nhà kêu gọi cải tổ bộ máy VFF nhưng các vị vẫn “kiên gan” ngồi đấy. 

Bạn đọc Nguyễn Hồng Sơn, cho rằng: “Muốn bóng đá Việt Nam phát triển thì nên thay toàn bộ lãnh đạo VFF. Nếu như lãnh VFF hiện nay còn tại vị thì không HLV nội nào giám lên tuyển cả. HLV Phan Thanh Hùng chắc bây giờ đang xót xa cho quyết định của mình”. Cùng quan điểm, bạn đọc Quang Vinh đề nghị: “Không xóa bàn làm lại lúc này thì còn chờ đến bao giờ? Còn chờ gì mà không tổ chức ngay đại hội bất thường để kiện toàn lại VFF”. 
Am tường với “chiến thuật” tuyển HLV tạm của VFF, bạn đọc Thanh An, phân tích: Cách tuyển HLV làm "tốt thí" lại được VFF áp dụng khi VFF thừa biết khó khăn là thế nào ở vòng loại Asian Cup sắp tới. Nếu HLV nội lại thất bại thì VFF đã có người "chịu sào" và lại tiếp tục chiêu bài tìm HLV ngoại. Trường hợp đội tuyển thi đấu thành công thì chắc chắn HLV tạm quyền sẽ thành HLV trưởng, khi ấy HLV ngoại tạm thời không cần, mọi cái đều trong tầm tay của VFF, với mục đích duy nhất là VFF sẽ “hoàn toàn không có trách nhiệm” trong trường hợp xấu xảy ra. Cách làm này vốn đã "quá quen" với các HLV trong nước nên dù lương cao họ vẫn từ chối. Không phải chúng ta không có HLV giỏi, đủ năng lực dẫn dắt đội tuyển, mà là bóng đá Việt Nam đang phải "gánh chịu" một đội ngũ lãnh đạo quá yếu kém về tài lẫn đức nhưng vẫn cố chấp tất cả. Được ăn cả, ngã thì "dông", đổ hết cho người khác chính là suy nghĩ và năng lực thật sự của VFF.
 
img
HLV Nguyễn Hữu Thắng thờ ơ với ghế HLV đội tuyển quốc gia.
 
Bạn đọc Minh Minh, chia sẻ thấu đáo hơn: “Bất cứ ai nhận làm HLV của tuyển VN lúc này cũng đều đặt sự nghiệp của họ vào tình thế rất mạo hiểm. Chất lượng cầu thủ của chúng ta hiện nay giảm sút so với trước đây, và so với các đối thủ trong khu vực. Trong khi đó, người hâm mộ luôn mong muốn đội tuyển thi đấu thành công, và một thất bại ở những giải đấu quan trọng như AFF hay Seagame sẽ là thảm họa cho HLV.

Bạn đọc này đề xuất: “Với tình hình hiện nay không nên quá đặt nặng thành tích cho đội tuyển. Nếu đội tuyển thể hiện được một lối chơi tích cực, một chiến thuật rõ ràng và tinh thần thi đấu cao vì màu cờ sắc áo thì người hâm mộ hoàn toàn chia sẽ được. Một hợp đồng dài hạn cho một HLV nội có năng lực và tâm huyết để xây dựng phát triển đội tuyển là định hướng có thể xem là phù hợp vào lúc này và theo tôi người thích hợp và được người hâm mộ ủng hộ nhất là HLV Lê Huỳnh Đức. Nếu ban đầu VFF đề xuất một bản hợp đồng 3 năm, mức lương 200 triệu/tháng thì có lẽ HLV Lê Huỳnh Đức sẽ phải cân nhắc cẩn thận và có thể giờ này tuyển Việt Nam đã có HLV trưởng”.
 
Bóng đá nghiệp dư

Bạn đọc Lê Trung, cho rằng: Sau thất bại toàn tập ở AFF Cúp, bóng đá nước ta bước vào thời kỳ đỉnh điểm của khủng hoảng. Nguyên nhân của nó, có lẽ xuất phát từ cơ chế? Cụ thể Tổng Cục TDTT là cơ quan quản lý nhà nước về bóng đá, VFF là tổ chức xã hội nghề nghiệp đặt thù, hoạt động theo quy định của FIFA, nhưng thời gian qua Tổng cục TDTT lại tham gia quá sâu vào công tác chuyên môn của VFF, nên nảy sinh nhiều mâu thuẫn không cần thiết như vừa qua. Ông Phạm Văn Tuấn vừa là Phó Tổng Cục TDTT vừa là Phó chủ tịch VFF, nhiệm vụ "hàng hai" của ông rất khó thực hiện. Làm sao có thể phân biệt đâu là ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, đâu là ý kiến của cơ quan chuyên môn? Qua đó thấy được bóng đá Việt Nam đang rất nghiệp dư.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo