Từ sau khi Nghị định 24 ra đời, vàng miếng SJC trở thành thương hiệu độc quyền trên thị trường do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sản xuất. Mạng lưới kinh doanh vàng thu hẹp đã phát sinh nhiều bất cập gây lo ngại.
Chênh lệch giá vàng bất thường
Người dân còn giữ thói quen vào các tiệm vàng hơn là vào ngân hàng thương mại mua vàng.
Trong ảnh: Mi Hồng - một trong những doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng Ảnh: HỒNG THÚY
Siết kinh doanh vàng: Chỉ quản lý bề nổi
Quản lý vàng đi lùi!
Theo các chuyên gia kinh tế, quản lý vàng miếng hiện nay đang “đi lùi” một bước so với các nước bởi không nước nào NHNN độc quyền sản xuất và kinh doanh vàng miếng như Việt Nam. Tại Trung Quốc, khoảng 10 năm trước, thị trường vàng bị kiểm soát chặt gần như 100% và NH Trung ương nước này còn ấn định giá mua bán vàng. Nhưng đến giờ, họ đã mở cửa trở lại, NH Trung ương chỉ quản lý xuất nhập khẩu vàng, nhập vàng để tăng dự trữ ngoại hối. Gần đây, Chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích người dân nắm giữ vàng như tài sản tích trữ. Tại nhiều nước khác, mỗi NH Trung ương có tối thiểu 3-4 thương hiệu vàng, mỗi NH thương mại, DN lại có thương hiệu vàng của riêng mình chứ không để NHNN độc quyền sản xuất, kinh doanh và quản lý kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi” như Việt Nam. |
PGS-TS NGÔ TRÍ LONG: Loại bỏ chênh lệch giá bằng giải pháp thị trường Thống đốc Nguyễn Văn Bình luôn khẳng định không bình ổn giá vàng dù khoảng cách giá trong nước với thế giới ở mức cao bất thường. Điều này đi ngược lại với nghị quyết của Quốc hội đầu năm 2012 là phải kéo giá vàng trong nước về sát thế giới. Mới đây, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành NH năm 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu NHNN phải kéo giá vàng trong nước về sát thế giới. Bởi chênh lệch quá lớn với giá thế giới gây bất lợi cho người dân, khi tâm lý nắm giữ vàng vì lo tiền đồng mất giá, lạm phát cao là điều dễ hiểu. Nhưng giờ NHNN thu hẹp mạng lưới kinh doanh vàng miếng, đẩy người dân quay trở lại nắm giữ vàng nhẫn, vàng nữ trang và tạo ra tình trạng khó kiểm soát, vàng ngầm… Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, vàng trong ngân khố quốc gia là vàng thỏi, vàng khối còn vàng trên thị trường là vàng miếng, vàng nhẫn, vàng nữ trang được lưu thông tự do. Vì vậy, NHNN chỉ nên quản lý, điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng theo quy định mà không tham gia sản xuất, kinh doanh vàng hoặc điều tiết thị trường vàng bằng biện pháp hành chính. Nhà nước chỉ quản lý chất lượng, trọng lượng, nhãn hiệu khi các DN đăng ký, cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay vì độc quyền một thương hiệu. Thị trường vàng trong nước cũng phải liên thông với thế giới, loại bỏ yếu tố giá chênh lệch với thế giới bằng giải pháp thị trường, cung cầu liên thông, tiến tới tự do hóa xuất nhập khẩu còn NHNN chỉ điều tiết bằng chính sách thuế như các nước khác. Ngoài ra, các NHNN thương mại không nên là đầu mối kinh doanh vàng miếng, nếu muốn phải thành lập công ty vàng độc lập để tránh tình trạng đầu cơ, làm giá do có lượng vốn lớn. T.Phương ghi |
Bình luận (0)