Phóng viên: Xin ông cho biết rõ hơn các đập ở thượng nguồn sẽ tác động như thế nào tới ĐBSCL?
- Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện: Các đập ở thượng nguồn, nhất là 11 dự án có đập và 1 dự án không đập dự kiến xây trên dòng chính sông Mê Kông, sẽ có tác động tiêu cực đến vùng ĐBSCL. Danh sách các rủi ro tổn thất rất dài chưa có rủi ro nào được hiểu tường tận và định lượng được.
Cộng thêm tác động của biến đổi khí hậu thì bức tranh rủi ro tác động đối với ĐBSCL sẽ như thế nào trong tương lai?
Như vậy, biện pháp thích ứng nào là phù hợp với các tác động đến ĐBSCL trong tương lai?
- Dù rõ ràng ĐBSCL không nên “đợi nước tới trôn mới nhảy” nhưng để ứng xử với tương lai không chắc chắn thì cần phải áp dụng nguyên tắc cẩn trọng, cân nhắc thật kỹ càng để tránh những biện pháp không phù hợp hoặc không đúng lúc vừa lãng phí vừa gây tác động tiêu cực.
Phục hồi vai trò của hệ tự nhiên Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, biện pháp thích ứng trước tiên là phải bền vững, tức phải có tác dụng lâu dài. Việc thực hiện ở một nơi hay với một ngành không gây ảnh hưởng đến nơi khác, ngành khác và điều quan trọng là không loại trừ các biện pháp khác, đặc biệt tránh đưa chúng ta vào thế không thể thay đổi được. Thông thường, các biện pháp công trình có chi phí cao, tác động môi trường lớn và khó thay đổi, đồng thời gây loại trừ các biện pháp khác. Trong khi đó, chúng ta còn có nhiều cách khác để áp dụng từ kiến thức địa phương, kiến thức bản địa, như: chọn giống thích hợp, thay đổi lịch thời vụ hoặc biện pháp quy hoạch sử dụng đất, kiểm soát phát triển, thậm chí di dời hoặc tái định cư ở những nơi khó bảo vệ. Biện pháp bền vững, hiệu quả và “không hối tiếc” nhất là phục hồi, phát huy vai trò hệ tự nhiên của ĐBSCL để chống chọi với những thay đổi trong tương lai. |
Bình luận (0)