xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phạt như... phủi bụi!

Bài và ảnh: MAI NGUYỄN

Kể từ khi thực hiện Nghị định 144/CP ngày 10-9-2007 đến nay, chưa có doanh nghiệp nào bị thu hồi giấy phép do vi phạm hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Tình trạng vi phạm pháp luật về đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài (gọi chung là xuất khẩu lao động - XKLĐ) đang diễn ra khá phổ biến trong các doanh nghiệp (DN) XKLĐ. Chỉ riêng năm 2012, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Dolab) đã phát hiện và xử lý gần 30 DN vi phạm. Tuy nhiên, các biện pháp xử phạt vi phạm XKLĐ vẫn chưa đủ mạnh, dẫn đến DN xem thường, đưa NLĐ ra nước ngoài trái quy định.
 
img
Người lao động nhập cảnh vào Đài Loan làm việc.
Đây là thị trường có nhiều doanh nghiệp vi phạm, tuyển chọn lao động qua trung gian

Không qua thẩm định

Pháp luật hiện hành về XKLĐ quy định các DN  phải đăng ký hợp đồng và chỉ được đưa NLĐ ra nước ngoài sau khi được cơ quan chức năng Dolab thẩm định. Tuy nhiên, quy định này cũng là nội dung vi phạm phổ biến hiện nay.

Điển hình là Công ty CP Vạn Xuân - Vivaxan (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức đưa lao động là đầu bếp sang Hàn Quốc làm việc nhưng không đăng ký hợp đồng. Ngoài ra, vì lợi dụng hoạt động XKLĐ để tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của lao động có nhu cầu sang Hàn Quốc làm thợ hàn nên DN này cũng cố tình... “quên” báo cáo với Dolab. Cuối tháng 12-2012, Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 8 - Cienco 8 (quận Đống Đa - Hà Nội) bị Dolab phát hiện và xử phạt hành chính do tổ chức tuyển chọn, đưa 129 lao động sang làm việc cho nhà máy Vista Point ở Malaysia mà không đăng ký thẩm định hợp đồng.
 
Theo Dolab, việc DN vi phạm nội dung không đăng ký hợp đồng với cơ quan chức năng rơi vào những đơn hàng mà tiền lương cơ bản và các quyền lợi liên quan của NLĐ thấp hơn khung quy định của Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đến làm việc.

Tùy tiện ủy quyền, liên kết tuyển dụng

Trong số các trường hợp vi phạm, tình trạng DN không trực tiếp tuyển chọn lao động mà cho cá nhân, tổ chức bên ngoài mượn chức năng để tuyển chọn, cung ứng, thu tiền của NLĐ là phổ biến nhất. Ngày 6-6-2012, Dolab phạt 17,5 triệu đồng và tạm đình chỉ đưa lao động sang Đài Loan thời hạn 3 tháng đối với Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương - Cefinar (quận Ba Đình - Hà Nội) do DN này không trực tiếp tuyển chọn lao động sang Đài Loan. Trước đó, ngày 25-5-2012, Công ty CP May và XKLĐ Phú Thọ bị xử phạt do giám đốc chi nhánh của DN này ở Hà Nội ủy quyền cho người khác ký hợp đồng đưa lao động sang Đài Loan trái quy định.

Mới đây nhất, ngày 4-1-2013, Dolab đã ra quyết định xử phạt Công ty CP Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng - Halasuco (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng). Halasuco không trực tiếp tổ chức đưa NLĐ sang làm việc ở Chile, thay vào đó cho cá nhân không phải cán bộ của công ty tuyển chọn, thu hộ chiếu của 91 lao động và gửi sang cho đối tác không bảo đảm tư cách pháp nhân ở nước này.

Phạt “đụng nóc” vẫn không ăn thua!

Việc xử lý vi phạm về XKLĐ hiện nay áp dụng theo Nghị định 144/CP ban hành ngày 10-9-2007 của Chính phủ. Nghị định này quy định mức xử phạt hành chính (phạt tiền) chỉ từ 5 triệu đến 40 triệu đồng, không đủ sức răn đe DN vi phạm. Chẳng hạn, với lỗi giao nhiệm vụ cho chi nhánh không đúng quy định, Công ty CP May và XKLĐ Phú Thọ chỉ bị phạt 30 triệu đồng (mức tối đa là 40 triệu đồng). Nhận xét về mức phạt này, giám đốc một DN XKLĐ cho rằng chỉ cần lấy phí dịch vụ của 2 lao động sang Đài Loan là đủ để nộp phạt.

Ngoài phạt tiền, các DN vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hồi giấy phép. Thế nhưng, gần như kể từ khi Nghị định 144/CP ra đời đến nay, chưa có DN nào bị rút giấy phép, dù có sai phạm nghiêm trọng. Ngay như trường hợp của Halasuco, Dolab chỉ phạt DN này mức tối đa 40 triệu đồng chứ không mạnh tay thu hồi giấy phép dù lỗi này được ghi rõ ở điểm C, khoản 4, điều 6 của Nghị định 144/CP.
 

Còn nương tay

Trong việc xử lý vi phạm thời gian qua, có thể thấy rõ sự nương tay, nể nang của cơ quan chức năng. Điển hình là dù phát hiện 8 DN đưa lao động chui sang Libya nhưng phải mất 8 tháng sau khi rút hết lao động ở thị trường này về nước, vào tháng 11-2011, Dolab mới ra quyết định xử phạt “nhẹ hều” 25 triệu đồng/DN và không áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung khác.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo