xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự thảo Luật Đất đai: Vẫn phải tiếp tục “đại phẫu”

TÔ HÀ

Mặc dù đã qua nhiều lần chỉnh sửa nhưng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề bất cập, nhất là khung giá đất

Ngày 15-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã cho ý kiến về các vấn đề lớn còn khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).  Dự thảo do Chính phủ trình lần này là bản đã hiệu chỉnh sau 2 lần Quốc hội thảo luận.

Rượt đuổi giá đất

Thay mặt cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và  Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết dự thảo lần này đã tăng 14 điều so với dự thảo trình QH trước đây, trong đó bỏ 7 điều và bổ sung 21 điều. Sau nhiều lần chỉnh sửa, chỉ có 3 nhóm vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau và 2 vấn đề chưa thống nhất nên vẫn phải đề xuất 2 phương án để QH chọn. Đó là áp dụng bảng giá đất và công chứng, chứng thực hợp đồng liên quan đến nhà đất.
 
img
Nông dân TPHCM sản xuất lúa vụ mùa
Ảnh: Tấn Thạnh

Về bảng giá đất, Chính phủ đề nghị 2 phương án. Một là, UBND cấp tỉnh ban hành và áp dụng cho tất cả các mục đích; không công bố bảng giá đất hằng năm mà chỉ điều chỉnh cục bộ khi giá đất biến động tăng, giảm 20%; hai là, bảng giá đất xây dựng định kỳ 5 năm một lần và công bố vào ngày 1-1 của năm đầu kỳ. Dù cơ quan thẩm tra là Ủy ban Kinh tế của QH đã nghiêng về phương án 2 nhưng tại cuộc họp, nhiều đại biểu vẫn không tán thành.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nói chưa hài lòng với cả 2 phương án vì nếu giá đất cứ biến động 20% phải điều chỉnh khung giá có nghĩa là Nhà nước phải chạy theo thị trường, điều chỉnh liên tục và không loại trừ thiệt hại khi có hiện tượng làm giá; còn nếu 5 năm điều chỉnh một lần là quá lâu, không khắc phục được những bất cập về giá đất. Nếu theo phương án 2 thì hằng năm phải tổng kết và nếu cần thiết thì có điều chỉnh giá kịp thời.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển băn khoăn về sự xung đột trong nguyên tắc định giá đất. Chẳng hạn như việc xác định giá đất theo thời điểm lấy đất nhưng lại có quy định khác là phải phù hợp giá đất đã thu hồi trước đó. Hơn nữa, có 3 giai đoạn hình thành giá đất (chưa quy hoạch đầu tư, đã quy hoạch đầu tư, đã hoàn thành dự án) và trong mỗi giai đoạn, giá đất đều tăng vọt nên phải xác định rõ thời điểm tính giá đền bù là khi nào vì trong thực tế đã nảy sinh nhiều khiếu kiện. Không thể tránh được khiếu kiện liên quan đến đền bù đất đai nhưng phải giảm tối đa bằng cách nghiên cứu kỹ để đưa ra nguyên tắc định giá phù hợp với thực tiễn.

Lo “rừng” văn bản hướng dẫn

Trước những băn khoăn của các đại biểu, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý cơ quan soạn thảo phải cụ thể hóa các quy định liên quan đến khung giá đất, đặc biệt là định giá đền bù. Có sự khác biệt rất lớn giữa đất phi nông nghiệp; đất đô thị, nông thôn; đất ở, đất rừng nhưng từ trước tới nay áp dụng chung một công thức tính giá đất là không ổn. Ngoài ra, còn những vấn đề khác mà dự luật phải điều chỉnh, như “neo” giá đất theo giá trên giấy nhưng 20 năm sau mới giao đất, gây thiệt hại cho Nhà nước.
 
Một bất cập lớn của Luật Đất đai hiện hành là có khoảng 400 văn bản hướng dẫn thi hành, chưa kể các văn bản của địa phương. Mỗi nhóm vấn đề lớn lại có vài nghị định và hàng chục văn bản hướng dẫn nên thực hiện rất rối. Vì vậy, phải cụ thể hóa ngay trong luật để hạn chế ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Chủ tịch QH cũng gợi ý có thể đổi tên Luật Đất đai thành Bộ Luật Đất đai và chỉ ban hành tối đa 5 nghị định hướng dẫn.
 
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Ủy ban TVQH tạm thời chấp nhận dự thảo của Chính phủ và ngay trong tuần này ban hành nghị quyết về việc giao Chính phủ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai, từ ngày 1-2 đến hết 31-3. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân, Chính phủ hiệu chỉnh lại, báo cáo Ủy ban TVQH thẩm tra trình QH vào kỳ họp tới. Sau đó, phải qua một lần tiếp thu chỉnh lý nữa, nếu đạt chất lượng mới báo cáo Ủy ban TVQH trình QH thông qua.
 

Cùng ngày, Ủy ban TVQH đã cho ý kiến về các vấn đề lớn còn khác nhau của dự án Luật Phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai; Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi). Hôm nay (16-1), Ủy ban TVQH sẽ thông qua nghị quyết hướng dẫn về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo