xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử “nóng” nếu CSGT làm bậy

THẾ KHA

Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội - Bộ Công an đã lập 14 đoàn vi hành kiểm tra, giám sát lực lượng công an các địa phương khi thực hiện nhiệm vụ trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013

Chiều 18-1, Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội - Bộ Công an (Tổng cục VII) đã họp bàn kế hoạch triển khai, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cấp dưới trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013. Trung tướng Tô Thường, Tổng cục trưởng Tổng cục VII, cho biết 3 mục tiêu phải bảo đảm đạt được là giảm số vụ tai nạn giao thông, giảm cháy nổ và pháo nổ.

img

CSGT xử lý một trường hợp vi phạm tại Hà Nội. Ảnh: ĐỖ DU

Không kiểm soát, “các ông ấy ăn chặn ngay”!

Theo ông Thường, Tổng cục VII đã lập 14 đoàn đi kiểm tra, giám sát lực lượng công an các địa phương khi thực hiện nhiệm vụ trong dịp Tết Nguyên đán 2013. “Tôi đã yêu cầu các đoàn phải làm việc theo kiểu vi hành chứ không được tới các đơn vị triệu tập cuộc họp rồi nghe báo cáo trên giấy” - ông Thường cho biết.

Người đứng đầu Tổng cục VII đặc biệt lưu ý đến việc giám sát lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát trên đường và cho rằng không cần ghi chép văn bản gì nhiều, chỉ giám sát xem các CSGT có làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình hay không, đặc biệt là lực lượng tuần tra vào ban đêm trên các tuyến đường. “Chúng ta không kiểm soát là các ông ấy ăn chặn ngay, vớ vẩn lắm! Các đồng chí đi vi hành, nếu phát hiện CSGT làm bậy thì xử luôn” - ông Thường nhấn mạnh.

img

CSGT phải đeo thẻ xanh khi tuần tra, kiểm soát giao thông, xử phạt vi phạm. Ảnh: TẤN THẠNH

Không phạt vô cớ, vặn vẹo dân

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67) - Bộ Công an, cho biết việc tung lực lượng giám sát khoảng 7.000-8.000 CSGT tuần tra, kiểm soát trên đường mỗi ngày là không thể.
“Phải tuyên truyền giáo dục để anh em thực hiện theo quy định. Việc giám sát CSGT do cả xã hội làm, phát hiện trường hợp nào thì có biện pháp chấn chỉnh. Cái quan trọng không phải ở việc xử lý một CSGT làm sai mà là qua đó để làm gương cho toàn lực lượng” - ông Tuyên nhận định.
Theo ông Tuyên, Bộ Công an ban hành Thông tư 45/2012 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2013) về biển hiệu cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (thẻ xanh) của CSGT xuất phát từ yêu cầu thực tế nhằm nâng cao hình ảnh, uy tín của lực lượng này.
Nếu trước đây, CSGT chỉ có giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (thẻ đỏ) để trong túi áo thì giờ phải có thêm thẻ xanh gắn bên ngoài. “Người dân sẽ dễ dàng thấy ảnh, họ tên và số hiệu Công an nhân dân của CSGT. Từ đó, có thể giám sát hoạt động của lực lượng này trên các tuyến giao thông” - ông Tuyên nói.
Đại tá Nguyễn Kim Hải, Trưởng Phòng Hướng dẫn và tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông - C67, cho biết để được cấp thẻ xanh và thẻ đỏ, CSGT phải đáp ứng những điều kiện nghiêm ngặt, đặc biệt là phải trải qua tập huấn, thi trắc nghiệm.
Mỗi tổ tuần tra, kiểm soát chỉ được bố trí 1 cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông. Quá trình thực thi công vụ, nếu phát hiện các trường hợp vi phạm thì cán bộ này có quyền thực hiện các hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông để xử lý. Trường hợp do yêu cầu đấu tranh chống tội phạm, khi phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông thì số lượng cán bộ trên sẽ do tổ trưởng quyết định.
Ở một số tình huống nhất định, các lực lượng cảnh sát khác (có cả CSGT hóa trang) có thể chặn phương tiện giao thông và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. “Mục đích của việc làm này là nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội” - ông Hải khẳng định.

Theo Trung tướng Tô Thường, mục tiêu chính của CSGT là hướng dẫn, tuần tra chứ không phải xử phạt. Tuy nhiên, đã phạt thì phải đúng, nghiêm theo quy định chứ không vô cớ, vặn vẹo người dân.

Đề phòng tội phạm giả danh

Thẻ xanh có hình chữ nhật, dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, chất liệu polymer, thời gian sử dụng 3 năm. Thông tin in trên thẻ gồm đơn vị công tác, ảnh, họ tên, chức vụ, số hiệu Công an nhân dân của cán bộ được cấp và tem bảo mật. Theo Thông tư 45, trong khi làm nhiệm vụ, CSGT phải đeo thẻ chính giữa phía trên nắp túi áp ngực bên trái (đối với nam), chính giữa ngực bên trái và ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với nữ). Khi mất thẻ, CSGT phải báo cáo thủ trưởng đơn vị để truy tìm.

Theo đại tá Nguyễn Kim Hải, CSGT đeo thẻ xanh nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch và phòng chống các loại tội phạm giả danh lực lượng này để thực hiện hành vi phạm tội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo