xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Buồn cho cổ vật ngàn năm tuổi

TỬ TRỰC - KỲ NAM

Trong khi kho cổ vật trị giá hàng chục tỉ đồng nằm im dưới đáy biển Quảng Ngãi chưa biết bao giờ được khai quật thì những cổ vật quý báu tại Khánh Hòa phải lưu kho vì thiếu nơi trưng bày

Hơn 5 tháng qua, kho cổ vật được nhận định là trị giá hàng chục tỉ đồng từ con tàu cổ vẫn nằm im dưới đáy biển thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi.

 
img

Đến nay, vẫn chưa biết chính xác ngày khai quật cổ vật ở biển thôn Châu Thuận,
xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi   Ảnh: TỬ TRỰC

 Chưa biết ngày khai quật

Tại vùng biển nơi có con tàu cổ vật hằng ngày vẫn có những con tàu của lực lượng bảo vệ túc trực, các tàu cá của ngư dân địa phương thì không được phép lại gần. Phía trong bờ, trại dã chiến được dựng lên để lực lượng bộ đội biên phòng, công an bố trí người canh giữ 24/24 giờ.

Gặp chúng tôi, anh Võ Tiến, một người dân địa phương, ngán ngẩm: “Nghe bảo Nhà nước nói sẽ khai quật khẩn cấp tàu cổ mà sao thấy lâu quá vậy. Không lẽ để cổ vật dưới đó mà không sợ thất thoát hay sao? Ngày nào cũng thấy Nhà nước cử người, cử tàu đến bảo vệ, chi phí tốn kém biết bao mà tàu thuyền của ngư dân chúng tôi cũng bị vướng víu đủ thứ”.
 
Cũng theo anh Tiến, dù tàu cổ được bao lưới sắt với hàng tấn đá đè lên trên nhưng vẫn có vài người nhòm ngó lăm le, đợi thời cơ để dùng máy thổi cát, trục vớt cổ vật. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, nói đa phần người dân không nhòm ngó nhiều đến cổ vật nữa, điều kiện thời tiết thuận lợi nhưng không hiểu sao không khai quật.

Với nhiều người dân ở đây, con tàu cổ vật giống như một niềm mơ ước thoảng qua trên vùng quê nghèo sát biển. “Thiệt tình bây giờ chúng tôi mong con tàu mau chóng được đưa đi, để ở đó người dân chúng tôi cũng chẳng được gì. Chỉ mong lúc khai quật, chúng tôi được kêu làm việc để kiếm ngày công” - anh Nguyễn Thanh Hải, ngư dân địa phương, nói.

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, thăm dò tàu cổ vật có khoảng 40.000 hiện vật, trị giá tới 54 tỉ đồng nhưng chi phí khai quật đã gần 41 tỉ đồng. Dù sao đây cũng là tài sản thuộc về người dân. “Tôi nghĩ vấn đề là Nhà nước khai quật xong sẽ đem cổ vật đi đâu, có trích lại cho địa phương hay không. Nếu Nhà nước khai quật cổ vật trích lại một phần giá trị như lộc của biển cho người dân chúng tôi làm đường, xây trường thì có lẽ tốt hơn, người dân sẽ hưởng ứng và đồng lòng” - ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, cho biết nếu cổ vật được khai thác xong sẽ được trưng bày tại bảo tàng, còn xác con tàu cũng sẽ được khai quật để phục vụ công tác nghiên cứu. Còn việc trích lại cho địa phương hay không vẫn chưa thể nói được vì cổ vật sau khi bán đấu giá, trả chi phí doanh nghiệp mới tính chuyện đó.

Theo ông Vũ, hiện nay vẫn chưa thể nói chính xác được ngày nào sẽ khai quật tàu cổ vật. “Chúng tôi đang làm hợp đồng về tỉ lệ phân chia hiện vật sau khi khai thác với đơn vị khai quật, còn các khâu khác đã hoàn thành. Khi nào có hợp đồng phân chia hiện vật xong sẽ tiến hành khai quật” - ông Vũ nói.

Chờ di dời

Sau hàng chục năm không được tu sửa, Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa xuống cấp trầm trọng và hơn khoảng 10.000 hiện vật, 5.000 tư liệu, hình ảnh lịch sử, trong đó có những hiện vật quý hiếm như: di chỉ Văn Tứ Đông (có niên đại 3.500 năm), bình núm vú (có niên đại 2.000 năm) thuộc vào hàng “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam... rơi vào cảnh vật vờ, chờ di dời.         

Lãnh đạo Bảo tàng, tỉnh Khánh Hòa cho biết do thiếu phòng trưng bày nên hầu hết hiện vật phải lưu kho, thậm chí gửi về các huyện, thị để nhờ cất giùm. Cũng vì không gian trưng bày vừa thiếu vừa yếu nên mỗi năm đơn vị chỉ tổ chức trưng bày 3-4 lần, mỗi lần khoảng trên dưới 100 hiện vật, gọi là để phục vụ tham quan. Anh Nguyễn Danh Thắng, một du khách đến từ TP Huế, bảo anh rất thích tìm hiểu lịch sử nên khi đến Nha Trang là liền vào tham quan Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa nhưng quá thất vọng. “Đối xử với những bảo vật ngàn năm tuổi như vậy là không phải rồi” - anh Thắng xót xa.
 

Quy hoạch “treo”

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, năm 2003, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp bảo tàng tỉnh với kinh phí 8 tỉ đồng. Tuy nhiên, công trình vừa khởi động đã tạm ngưng với lý do dự án chưa xứng tầm. Năm 2005, UBND tỉnh tiếp tục cho phép đầu tư xây dựng bảo tàng mới tại vị trí Nhà khách 378, phía Nam cầu Trần Phú (Nha Trang). Tuy nhiên, phương án này cũng không được thực hiện. Đến đầu năm 2006, UBND tỉnh lại quyết định nâng cấp bảo tàng tại vị trí cũ nhưng đã 6 năm qua, dự án vẫn còn… trên giấy. Ông Nguyễn Tâm, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa, cho biết ngay cả ban giám đốc cũng không biết bảo tàng sẽ xây dựng ở chỗ nào vì còn phải chờ quy hoạch của UBND tỉnh.
img
Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa nhếch nhác, đìu hiu
Ảnh: KỲ NAM
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo