Trong ảnh: Sản xuất hàng xuất khẩu tại Tổng Công ty CP May Việt Tiến - Vinatex
Ảnh TẤN THẠNH
Bán vốn nhiều hơn dự kiến
Tháng 9-2013, Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) cũng thực hiện IPO với tỉ lệ bán ra công chúng khoảng 20%. Một lãnh đạo của Viglacera cho biết nếu thị trường khó khăn, có thể chấp nhận bán được tỉ lệ thấp để doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động sang mô hình cổ phần. Viglacera có đặc thù là công ty mẹ kinh doanh và đầu tư hiệu quả, chiếm tỉ trọng lớn hỗ trợ cho các công ty con nên việc CPH tổng công ty mẹ sẽ có thuận lợi. Năm 2012, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Viglacera là 121 tỉ đồng thì riêng lợi nhuận của công ty mẹ là 400 tỉ đồng.
TS Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nhận định tín hiệu IPO của VNA và Vinatex rất tốt cho TTCK và sẽ tạo hàng hóa hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước, làm gia tăng lượng hàng vì bản thân trong các doanh nghiệp này, nhất là VNA, có một số ngành hàng tốt (như cung ứng xăng dầu, suất ăn trên máy bay...).
Sẽ đúng hẹn?
Nút thắt quan trọng làm chậm quá trình IPO của VNA là chọn nhà tư vấn ngoại đến nay đã được tháo gỡ. Ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn VNA, cho biết hiện nay, VNA đã chọn nhà tư vấn quốc tế là liên danh nhà thầu Morgan Stanley và Citygroup. Nhà thầu này không bỏ giá chi phí cao mà yêu cầu nếu giao dịch thành công thì hưởng phí giao dịch, tạo cơ hội để VNA tổ chức CPH thành công. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của VNA là ngày 1-4-2013 để tiến hành IPO theo đúng kế hoạch.
Theo TS Sơn, tiến độ CPH các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đòi hỏi sức cầu cao của thị trường nên năm 2012, IPO nhiều doanh nghiệp lớn không thành công, đăng ký lịch đấu giá nhưng phía bỏ thầu không tham gia, buộc phải hủy. Đầu năm nay, TTCK đã có khởi sắc, nếu thị trường ấm lên, IPO của VNA và Vinatex sẽ thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nguồn cung lớn cho thị trường.
“Giai đoạn CPH trước đây rất coi trọng tìm kiếm thặng dư vốn trong các đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng. Nhưng hiện nay, bối cảnh kinh tế đã khác, cần xử lý hài hòa cơ chế để sớm tìm được cổ đông chiến lược tốt, đẩy nhanh tiến độ CPH doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, lợi ích của doanh nghiệp có thể giảm nhưng lợi ích đem lại từ CPH là lợi ích lớn của cả nền kinh tế”- TS Vũ Đình Ánh nói. |
Bình luận (0)