xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một công ty có hai chủ tịch hội đồng quản trị, hai tổng giám đốc

Theo Hoàng Văn Cương (Công an TPHCM)

Đó là Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Phương Đông (viết tắt OMC) với hai “cặp đôi” tồn tại từ tháng 10-2012 đến nay. Trước đó, qua tố cáo của tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị OMC phát hiện Phó chủ tịch OMC Nguyễn Minh Cường chỉ đạo ký hai hợp đồng “ủy thác” hơn 6.445 tỷ đồng, duyệt chi hàng chục tỷ trái quy định, chiếm đoạt con dấu công ty... nên đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ. Ông Cường đáp lại bằng “đại hội cổ đông bất thường” rồi nhảy lên ghế chủ tịch OMC, “phế” tổng giám đốc cũ, lập tổng giám đốc mới...


img

Văn bản trả lời mới nhất của Ủy ban Chứng khoán 

Ký hợp đồng cao gấp 257,8 lần vốn điều lệ

Có mặt tại tòa soạn Báo CATP, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty OMC Dương Thanh Khiết trình bày: OMC được cấp phép thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 2006, trụ sở đặt tại 258 Ter Điện Biên Phủ, P7, Q3. Giữa năm 2011, ông Khiết và các cổ đông chuyển nhượng 67% vốn điều lệ (25 tỉ đồng) cho 14 cổ đông mới. Sở hữu 33% vốn của OMC, ông Khiết vẫn là chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Minh Cường (nhóm cổ đông mới) giữ chức phó chủ tịch, bà Trần Quỳnh Hương giữ chức tổng giám đốc (TGĐ) OMC.

Rắc rối phát sinh khi TGĐ Hương đệ đơn xin từ chức ngày 28-2-2012 vì “không thể thực hiện theo chỉ đạo trái pháp luật” của ông Cường liên quan đến việc rút 7,6 tỉ đồng từ ngân hàng về OMC. Ông Khiết lấy làm lạ bởi chính nhóm ông Cường đưa bà Hương lên làm TGĐ, nay lại bị bà này “tố”.

Tìm hiểu thực tế, ông giật mình khi biết 10/14 cổ đông mới của OMC làm việc tại Công ty cổ phần CK Sài Gòn Tourist (STSC), trong đó nhiều người giữ vị trí chủ chốt. Cụ thể, ông Cường là Trưởng phòng đầu tư STSC, bà Dương Thị Minh Châu là Trưởng phòng hành chính, bà Nguyễn Thị Hiền là Kế toán trưởng... Riêng bà Trần Quỳnh Hương khi làm Phó TGĐ Công ty OMC cũng đồng thời là Trưởng phòng giao dịch của STSC. Lên TGĐ của OMC ngày 3-11-2011, bà Hương mới rời vị trí tại STSC.

Ông Khiết cho biết, từ đơn tố cáo của TGĐ Hương, ông nhận ra sự bất thường khi một lực lượng hùng hậu của STSC nhảy sang OMC. Nắm hơn 2/3 số cổ phần và giữ nhiều chức vụ trọng yếu của OMC (ông Cường là phó chủ tịch thường trực HĐQT, bà Hương làm TGĐ, bà Trần Thị Thanh Hoa làm trưởng ban kiểm soát...), nhóm cổ đông mới dễ dàng thao túng, thực hiện ý đồ riêng. Thực tế, ông Cường đã chỉ đạo làm nhiều việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nếu bà Hương không đứng ra tố cáo thì hậu quả khôn lường.

Để chứng minh, ông Khiết đưa ra hai hợp đồng (HĐ) “ủy thác” do bà Hương đại diện OMC ký với đối tác trị giá 6.445 tỷ đồng, cao gấp 257,8 lần vốn điều lệ của OMC. Hợp đồng thứ nhất kèm 13 HĐ “con” ký ngày 19-7-2011 trị giá hơn 1.657 tỉ đồng; HĐ thứ hai kèm 18 HĐ “con” ký ngày 17-8-2011, trị giá hơn 4.788 tỷ đồng. Bà Hương khẳng định việc ký cả hai HĐ trên đều theo sự chỉ đạo của ông Cường.

Hậu quả nhãn tiền

Chủ tịch HĐQT OMC đưa ra bốn điểm sai nghiêm trọng của hai HĐ trên:

Thứ nhất, việc ký HĐ “ủy thác” được OMC quy định rất chặt chẽ. Khâu bắt buộc đầu tiên, TGĐ phải trình HĐQT xem xét về nguồn tiền và chủ của nó cũng như mục đích nhận ủy thác rồi mới phê duyệt. Vậy mà cả hai HĐ lên đến 6.445 tỉ đồng, Phó chủ tịch HĐQT Cường chỉ đạo TGĐ Hương “lén” ký với đối tác, không thông qua HĐQT. Ông Khiết khẳng định: “Ông Cường đã qua mặt tôi với tư cách chủ tịch HĐQT. Thực tế nếu biết được thì tôi dứt khoát không nhận ủy thác vì HĐ có nhiều điểm trái pháp luật. 

Theo thỏa thuận thì cả hai HĐ đều đầu tư vào “trái phiếu chính phủ” nhưng sau khi ký xong mới lập ra chiến lược đầu tư vào cổ phiếu với giá trị đặc biệt lớn, không đúng thực tế, mang tính rủi ro rất cao. Phía ủy thác lại đưa điều kiện “không cần xác nhận của nhà đầu tư”, nhưng khi xảy ra hậu quả thì OMC sẽ lãnh đủ” (!).
Thứ hai, vì đã “lén” ký HĐ nên sau khi thực hiện ủy thác thì không thông qua Hội đồng đầu tư của OMC. Cả việc lập quy trình quản lý kiểm soát đầu tư cũng quên tuốt! Đến nay, các HĐ đã quá hạn nhưng chưa thanh lý khiến OMC không thu hồi được nguồn tiền nhận ủy thác.

Thứ ba, theo thỏa thuận trong HĐ thì lãi là 22%/năm. Với 6.445 tỉ đồng, sau một năm sẽ “đẻ” ra hơn 1.417 tỉ tiền lãi (chưa kể lãi con). Tính từ lúc nhận ủy thác đến nay đã gần 18 tháng, số lãi lên đến hơn 2.100 tỷ đồng. Ông Khiết ngao ngán: “Tiền gốc còn chưa thu hồi, lấy đâu ra lãi để OMC thu? Thiệt hại lớn như vậy nhưng vẫn không thấy phía ủy thác phản ứng gì. Rõ ràng có sự khuất tất, mờ ám liên quan đến nguồn tiền cũng như thực hiện sai nội dung ủy thác nên cả OMC lẫn phía ủy thác đều muốn giữ im lặng, bắt tay tìm cách đối phó”.

Thứ tư, khi ký hai HĐ “ủy thác”, bà Trần Quỳnh Hương là Phó TGĐ Công ty OMC đồng thời là Trưởng phòng giao dịch của STSC. Hơn ai hết, cả ông Cường - bà Hương đều biết rõ việc làm này vi phạm quy chế của Bộ Tài chính về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ (điểm g, khoản 3, điều 10).

Ông Khiết cho biết, ngoài hai HĐ ủy thác, ông Cường còn có hành vi sai phạm nghiêm trọng khác khi qua mặt HĐQT, tự ý duyệt chi “tạm ứng” hơn 16,6 tỉ đồng. Khi bị phát hiện, thay vì ngồi lại cùng HĐQT OMC tìm biện pháp khắc phục thì ông Cường chiếm đoạt con dấu công ty, cùng một số cổ đông như Nguyễn Thị Hiền, Dương Thị Minh Châu ký vào đơn yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường để giải quyết “tranh chấp nội bộ” (?!).
 
Ngày 1-10-2012, nhóm ông Cường đứng ra tổ chức đại hội cổ đông thay đổi toàn bộ nhân sự OMC. Theo đó, bà Hiền làm chủ tịch HĐQT, ông Cường nắm quyền TGĐ. 

Đến ngày 20-10-2012 ông Cường thay bà Hiền ngồi vào ghế chủ tịch HĐQT, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Mai Trinh làm TGĐ.

Chủ tịch HĐQT OMC bức xúc: “Hơn ba tháng qua, công ty có hai chủ tịch HĐQT, hai TGĐ cùng tồn tại. Tôi và TGĐ Hương liên tục kêu cứu và nhận được nhiều văn bản trả lời của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mới nhất vào ngày 26-12-2012 nhưng không đề cập gì đến hai HĐ “ủy thác” 6.445 tỉ đồng. Với tư cách người sáng lập và là chủ tịch HĐQT Công ty OMC, tôi nhận thức được mức độ nguy hiểm về các hành vi của ông Cường trong thời gian qua. Với quyền hành và con dấu trong tay, ông này dễ dàng thao túng, ký tiếp nhiều HĐ “ủy thác” mới cho OMC gánh hậu quả”.

Trong đơn tố cáo ngày 15-1-2013, ông Khiết đề nghị cơ quan điều tra khẩn trương vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm ông Nguyễn Minh Cường và những người liên quan theo quy định pháp luật, tránh để kéo dài, hậu quả càng nghiêm trọng. Báo CATP sẽ chuyển đơn của ông Khiết kèm tài liệu, chứng cứ sang Cơ quan CSĐT Công an TPHCM để xử lý.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo