xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lạm phát có thể lên 10%

TÔ HÀ

Động lực tăng trưởng chưa rõ trong khi tái cơ cấu ngân hàng, doanh nghiệp Nhà nước diễn ra chậm chạp khiến mục tiêu điều hành tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn so với năm 2012 mà Chính phủ đặt ra trở nên khó thực hiện

Ngày 30-1 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học với đề tài “Rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách năm 2013”. Các ý kiến đưa ra tại hội thảo đều cho thấy kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn nên mục tiêu điều hành của Chính phủ đặt ra cho năm 2013 là tăng trưởng cao hơn 5,2%, lạm phát thấp hơn 6% sẽ khó khả thi.
 
img
Nguy cơ lạm phát cao có thể trở lại vào năm 2013 do áp lực tăng giá các mặt hàng thiết yếu,
trong đó có xăng dầu. Ảnh: HỒNG THÚY

Vẫn mắc kẹt trong bất động sản

Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2013, TS Nguyễn Đức Thành, Kinh tế trưởng VEPR, cho rằng không có nhiều đột biến so với năm 2012. Ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất, kinh tế có thể có dấu hiệu cải thiện vào nửa cuối năm nhưng tăng trưởng cả năm cũng không vượt quá 5,2%-5,3%. Động lực của tăng trưởng chưa rõ vì chưa có những cải cách lớn để xử lý tốt nợ xấu và phục hồi sản xuất. Đề án xử lý nợ xấu đã bàn nhiều nhưng vẫn đang chờ Bộ Chính trị thông qua và còn nhiều hoài nghi về khả năng Chính phủ dùng tiền ngân sách xử lý nợ xấu. “Kinh tế Việt Nam tiếp tục mắc kẹt trong bất động sản. Thị trường này vẫn yếu thì nợ xấu tăng cao, không giảm được nợ xấu thì không giảm được lãi suất để doanh nghiệp phục hồi” - TS Thành phân tích.

Bên cạnh đó, yếu tố làm giảm khả năng hồi phục của sản xuất là môi trường kinh doanh nhiều năm nay không được cải thiện. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam cũng đang sụt giảm nghiêm trọng, đứng cuối cùng trong khu vực cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh Việt Nam không còn như trước.

Lạm phát cao trở lại?

Lạm phát năm 2013 phụ thuộc nhiều vào diễn biến khó dự báo của giá lương thực, thực phẩm, lạm phát lõi và độ trễ của chính sách tiền tệ nới lỏng năm 2012. Nguy cơ lạm phát cao có thể trở lại vào năm 2013 do áp lực tăng giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, dịch vụ công và tăng lương tối thiểu. Theo tính toán của VEPR, lạm phát nhiều khả năng sẽ hướng tới mức 10%.

TS Nguyễn Đức Thành cho rằng chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều vào các biện pháp hành chính hơn là thị trường. Cần hết sức lưu ý đến sự phù hợp của tư tưởng chính sách và công cụ thực hiện. Ví dụ, với chính sách chống vàng hóa đang thực hiện hay dự thảo hạn chế lưu thông tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước, về tư tưởng là đúng nhưng bị áp đặt thực hiện đang khiến dư luận nghi ngờ các nhóm lợi ích lũng đoạn chính sách để cứu ngân hàng. Sự mờ ảo về chính sách như vậy làm giảm tính khả thi của giải pháp điều hành và gây xói mòn niềm tin của người dân.

Ì ạch tái cơ cấu

Nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra lo ngại về sức ì của quá trình tái cơ cấu  nền kinh tế, trọng tâm là hệ thống ngân hàng, đầu tư công và doanh nghiệp Nhà nước.

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại và doanh nghiệp Nhà nước mới giảm được nợ xấu, từ đó chống lạm phát và tạo nhân tố mới kích thích tăng trưởng. Theo ông Phạm Quốc Trung, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, tái cơ cấu là phải đưa quy mô doanh nghiệp về mức tương thích với quy mô nền kinh tế. Quy mô nền kinh tế Việt Nam còn bé nhưng lại đẻ ra các tập đoàn kinh tế như Vinashin với hàng chục ngàn lao động không khác nào “lợp mái tranh cho nhà chung cư cao tầng” nên không tránh được hậu quả lớn mà các “Vina” đã gây ra.

Nói dễ, làm khó!

Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn cho rằng sở dĩ tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước là việc nói dễ, làm khó vì đã đến giới hạn khó vượt qua, tức là đụng chạm đến vấn đề hệ thống. Chẳng hạn, không thể thuê CEO nước ngoài vào quản trị vì sợ phải thay hết bộ máy cũ hoặc giám đốc ngân hàng thương mại Nhà nước ở các địa phương phải do tỉnh ủy chọn để đạt được mục đích cung cấp vốn đầu tư cho địa phương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo