* Phóng viên: Thưa ông, ghi nhận của các đoàn kiểm tra thế nào về công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá hàng hóa trong dịp Tết?
* Các đoàn kiểm tra có phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn tăng giá, thiếu cung hoặc những hiện tượng bất thường khác hay không?
- Nhìn chung, công tác chuẩn bị cho việc bình ổn giá năm nay tốt. Vừa qua, các cơ quan chức năng rất chủ động quản lý giá cả thị trường, có tín hiệu tăng bất hợp lý là vào cuộc ngay. Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố tác động tới giá cả mà không lường trước được, đặc biệt là mặt hàng thiết yếu, do cung cầu bị thiếu cục bộ nên rất khó để phát hiện, ngăn chặn nhưng phát hiện ra thì xử lý được ngay.
* Càng gần Tết, hàng hóa, dịch vụ mỗi ngày một tăng giá. Tuy giá một số mặt hàng, dịch vụ không cao nhưng dễ gây bức xúc cho người dân. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
- Trong một số ngày, nhu cầu tăng cao đột biến nên dễ xảy ra các hiện tượng như mở các điểm tự phát trong vận tải hành khách, bán hàng… và từ các điểm tự phát này mà giá cả dịch vụ, hàng hóa tăng cao làm ảnh hưởng đến giá cả chung. Chúng tôi đã khuyến nghị các cơ quan chức năng ở địa phương phải tăng cường hơn nữa việc thanh, kiểm tra để bảo đảm trật tự kinh doanh và ổn định giá cả hàng hóa.
* Trong dịp Tết, giá xăng dầu đang được kiềm chế nhưng khả năng cầm cự được bao lâu? Việc kìm giá trước Tết có dẫn đến khả năng tăng vọt sau Tết?
- Giá xăng dầu thế giới ngày 30-1 đã bất ngờ tăng, xăng RON 92 tăng từ 122 USD/thùng lên 125 USD/thùng và rất khó dự đoán. Hiện nay, giá cơ sở đã cao hơn khá nhiều so với giá bán lẻ, cơ quan quản lý phải 2 lần sử dụng quỹ bình ổn giá nhưng cũng rất căng thẳng vì quỹ không còn nhiều. Nếu giá thế giới tiếp tục xu hướng tăng, sản lượng tiêu thụ cũng tăng thì khả năng bù đắp quỹ càng lớn, gây sức ép hơn cho giá bán lẻ.
Bình luận (0)