xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hết lúa mới mua tạm trữ (!?)

CA LINH - THỐT NỐT

Năng suất lúa Đông Xuân tại ĐBSCL khá cao nhưng giá lúa đã giảm khoảng 500-600 đồng/kg so với nửa đầu tháng trước. Đến 20-2 trở đi mới mua tạm trữ thì nông dân cũng không còn lúa để bán

Ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL cho biết vụ Đông Xuân năm nay, toàn vùng gieo sạ khoảng 1,55 triệu ha lúa và đã thu hoạch hơn 240.000 ha. Hiện nông dân ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang… đang thu hoạch rộ lúa Đông Xuân sớm, năng suất khá cao nhưng giá lúa tụt thê thảm.

img

Nông dân ĐBSCL không bán được lúa tươi tại ruộng nên phải tốn chi phí phơi, sấy để giữ chất lượng. Ảnh: THỐT NỐT

Chắc chắn lỗ

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, cho biết hiện giá lúa tươi (mua tại ruộng) từ 4.400-4.500 đồng/kg, lúa khô từ 5.050-5.200 đồng/kg, giảm khoảng 500-600 đồng/kg so với nửa đầu tháng trước.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, toàn tỉnh này đã thu hoạch gần 50.000/207.000 ha lúa, năng suất đạt gần 7 tấn/ha. Ông Lê Văn Lam (xã Tân Phước, huyện Tân Hồng - Đồng Tháp) cho biết thường khi nông dân vừa gặt lúa xong là có thương lái đến tận ruộng. Thế nhưng, hơn tuần qua, hàng chục tấn lúa của ông vẫn nằm im trong nhà, chờ người đến mua.
Cũng theo ông Lam, với giá lúa như hiện nay thì nông dân chỉ kiếm được khoảng 7 triệu đồng/ha cho gần 3 tháng ròng rã. Số lợi nhuận ít ỏi này chỉ đủ trả lãi vay ngân hàng, vật tư nông nghiệp chứ chưa thể có dư. Ông Nguyễn Công Lý, một nông dân ở Đồng Tháp, than thở: “Tôi trồng 10 ha lúa với chi phí hơn 150 triệu đồng, đạt sản lượng khoảng 80 tấn.
Hai tuần qua, giá lúa giảm quá nên tôi trữ lại trong kho chờ giá lên”. Tuy nhiên, để trả tiền mua vật tư, nhân công, ông Lý đã bán gần 20 tấn lúa với giá 4.050 đồng/kg. “Với giá này, tui chỉ lỗ. Nhưng đại lý hối quá, đành bán để trả nợ và mua sắm Tết chứ biết sao!”.

Nông dân ở các huyện như Tịnh Biên, Tri Tôn của tỉnh An Giang lại than rằng năm nay thiếu lũ nên chi phí sản xuất tăng đáng kể, nếu muốn giữ năng suất khoảng 5-6 tấn/ha thì nông dân phải tốn rất nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… nên giá lúa chỉ 4.220 đồng/kg thì chắc chắn lỗ.

img
Nông dân ngồi ngóng thương lái mỗi khi giá lúa lên xuống thất thường Ảnh: THỐT NỐT

Mua qua thương lái, nông dân không hưởng lợi

Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thông báo thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ Đông Xuân cho nông dân ĐBSCL, thời gian dự kiến từ ngày 20-2 đến 31-3. Tuy nhiên, đến thời điểm ấy chắc gì nông dân còn lúa để bán.

Ông Trần Trung Hiền nhận xét: “Từ lâu, việc thu mua tạm trữ đã không phát huy tác dụng khi đa phần doanh nghiệp mua lúa qua thương lái nên nông dân không được hưởng lợi. Khi vô vụ thu hoạch rộ, giá lúa giảm, VFA mới thu mua tạm trữ. Nhiều nông dân đã bán lúa trước đó để có tiền chi phí, không có lúa trữ sẵn. Khi mua tạm trữ, giá tăng lên thì nông dân không còn lúa”.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, cho rằng vụ Đông Xuân nông dân phải đạt lợi nhuận từ 50%-60% mới giảm bớt khó khăn cho 2 vụ còn lại trong năm và bình quân thu nhập của người trồng lúa mới đạt 30% theo chỉ đạo của Chính phủ. Đồng quan điểm này, ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, phân tích: “Giá thành sản xuất của nông dân hiện khoảng 3.700 đồng/kg.
Nếu so với giá lúa tươi do thương lái mua tại ruộng khoảng 4.100 đồng/kg thì Tết này nông dân èo uột lắm. Đến ngày 20-2, VFA mới mua tạm trữ lúa là quá trễ trong khi nông dân rất cần bán để có tiền trang trải nợ nần và chi dùng trong dịp Tết.

Bà Huỳnh Thị Điệu, một thương lái ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cho biết sở dĩ trong thời gian gần đây, nông dân khó tìm được người bán lúa là vì hiện các thương lái cũng gặp không ít khó khăn về vốn, thậm chí còn chịu lỗ. “Không có một thương lái nào đủ vốn để mua mỗi đợt hàng trăm tấn lúa trong dân. Hiện có nhiều người chấp nhận neo ghe không dưới bến hoặc nhận chở hàng thuê vì sợ lỗ. Cứ đà này thì sắp tới không còn ai dám mua lúa” - bà Điệu than vãn.

“Vặt” tiền hỗ trợ nông dân

Nông dân N.V.N (ngụ xã Tân Phước, huyện Tân Hồng - Đồng Tháp) phản ánh: Theo Nghị định 42 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1-7-2012, nông dân trồng lúa được hỗ trợ 500.000 đồng/ha. Tuy nhiên, mới đây, chính quyền xã Tân Phước mời bà con đến phát mẫu đơn đề nghị hỗ trợ và thông báo sẽ thu lại ½ số tiền này để gây quỹ. Số tiền hỗ trợ tuy không lớn nhưng cũng gây thêm khó khăn cho nông dân. Họ chỉ nói lấy số tiền này bỏ vô quỹ của xã nhưng không biết để làm gì?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo