Năm kết thúc nhưng những nỗi niềm đó chưa kết thúc, vẫn đang cùng người dân bước qua năm mới với nhiều lo toan. Nhưng cuối năm, nhìn lại những phát biểu từng được dư luận quan tâm thì hẳn ai cũng hy vọng vào một năm mới khởi sắc hơn.
Phát ngôn đáng ghi nhận nhất có lẽ là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội và toàn thể nhân dân tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, sáng 22-10.
"Tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng...".
“Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này (…). Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách” – Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an TP Hải Phòng)
“Dân bức xúc phá nhà ông Vươn” – Ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng. Không cần nhắc chắc ai cũng nhớ đây là những câu nói “kinh điển” liên quan đến vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Đã có nhiều quan chức bị khởi tố, điều chuyển công tác. Hy vọng trong năm tới, vụ án này sẽ được xử lý minh bạch, công bằng. |
Trả lời chất vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Tôi không chạy, không xin, không từ chối, thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó. Tôi đã làm và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ như trong suốt những năm qua”.
Một lời phê bình khác trong chính phủ đối với ngành GTVT cũng làm người dân mát lòng. Tại hội nghị trực tuyến, ngày 10-1, tổng kết công tác năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận xét nghiêm khắc:
“Quản lý ngồi đút chân gầm bàn, không có tâm và tầm, sâu sát với cuộc sống đang vận động, thay đổi liên tục mà đi xây dựng luật lệ rồi mong cuộc sống chấp nhận thì khó khăn lắm. Luật người ta viết ra, trải qua bao nhiêu năm vẫn không phải sửa đổi mà mình thì cứ vừa ra đã sửa”.
Ông bảo với người dân rằng “đóng phí là yêu nước”. Ông còn nói, các loại phí đó “Có thể chưa khách quan, công bằng nhưng tôi nghĩ rằng người dân phải thấy hạnh phúc, tự hào khi đóng phí”.
Không thể khẳng định được người dân có hạnh phúc hay không khi đóng các loại phí do ngành GTVT đưa ra trong điều kiện đường xá, giao thông như hiện nay, nhưng có một điều chắc chắn rằng, năm qua, câu nói trên của Bộ trưởng Bộ GTVT được dư luận "chú ý" nhiều nhất.
Quyết liệt đấy nhưng có phần đơn giản hóa, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bảo người dân dứt khoát không đưa phong bì cho bác sĩ và “giám sát nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận phong bì thì chụp ảnh gửi cho chúng tôi".
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng làm người dân "khó nghĩ" khi kêu lên “ăn chi toàn đồ bẩn” trong buổi kiểm tra, giám sát tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở TPHCM.
Năm qua, thủy điện không chỉ là nỗi ám ảnh của người dân Quảng Nam, Đồng Nai mà còn là nỗi ám ảnh của cả nước.
Trong khi người dân sống gần khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 lo sốt vó cho tính mạng, tài sản của mình khi động đất xảy ra liên tục thì nhà nước vẫn cứ lần khần trước việc dừng hay tiếp tục dự án.
Hồi hộp hơn là Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Trong khi chính quyền, người dân Đồng Nai và các nhà khoa học, nhân dân cả nước lên tiếng phản đối dự án này do nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến VQG Cát Tiên, lá phổi của miền Đông Nam Bộ nhưng vẫn có không ít quan chức, nhà khoa học thuộc các bộ ngành có trách nhiệm bảo vệ môi trường lại lên tiếng ủng hộ quyết liệt đến lạ.
Chuyện đã qua nhưng giờ nhắc lại hẳn chúng ta vẫn còn cảm thấy bức xúc ngập tràn khi nhớ đến cái cách mà ông Nguyễn Vũ Trung, Phó trưởng Phòng Đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ TN-MT) ủng hộ dự án phá rừng làm thủy điện.
Ông cho rằng những người phản đối Thủy điện Đồng Nai 6, 6A không công bằng, hắt hủi doanh nghiệp mà cụ thể là Tập đoàn Đức Long Gia Lai.
Sau những phát ngôn “có cánh”, ông Trung đã bị loại khỏi hội đồng thẩm định dự án Thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Dư luận thở phào nhưng vẫn chưa nhẹ nhõm vì việc tiếp tục hay dừng dự án này vẫn còn bỏ ngõ.
Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, thông tin ông Nguyễn Bá Thanh (Bí thư Thành ủy TP Đã nẵng), người đã biến Đà Nẵng thành một thành phố đáng sống, làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Ông có nhiều câu nói “kinh điển”, nhưng lời nhắn nhủ của ông với ngành công an TP Đà Nẵng trước khi ra Trung ương nhận nhiệm vụ mới, đã mang lại nhiều ý nghĩa tích cực. Nó không còn gói gọn trong một buổi họp, một cá nhân, một địa phương:
“Làm gì cũng phải biết xấu hổ. Nếu không có văn hóa xấu hổ thì đất nước không bao giờ phát triển”.
Phải, người dân biết xấu hổ thì không làm điều xằng bậy; quan chức biết xấu hổ thì sẽ không tham ô, cửa quyền, nỗ lực hết sức mình để làm tròn trọng trách được giao, sống xứng đáng với đồng lương mà họ nhận được từ tiền thuế của dân.
Xấu hổ, xin lỗi và văn hóa từ chức, những phạm trù đó đã xuất hiện trong năm 2012 và nhất định sẽ tạo tiền đề tích cực cho sự tiến bộ của đất nước trong những năm sau này.
Khi lời xin lỗi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tạo một tiền lệ tích cực ở Trung ương thì ở TPHCM, ông Nguyễn Văn Lang (SN 1932, ngụ quận 1), nguyên đơn trong vụ kiện “lô cốt” cũng tạo một tiền đề khác khi khẳng định:
“Công trình này đi ngang qua nhà của 36 hộ dân khác nhưng không ai kiện vì họ không muốn đụng chạm đến cơ quan công quyền. Riêng tôi, tôi khởi kiện nhằm mục đích chấn chỉnh tình trạng cửa quyền của một số cơ quan Nhà nước. Nhiều cán bộ cứ nghĩ thi công công trình công cộng rồi muốn làm gì thì làm, ảnh hưởng người dân ra sao mặc kệ”.
Ông Nguyễn Văn Lang: Tôi kiện để bớt nạn cửa quyền
|
Bình luận (0)