xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thịt ngựa biến thành thịt bò

NGUYỄN CAO

Vụ xì-căng-đan thịt ngựa băm bị “hô biến” thành thịt bò băm có nguồn gốc Romania đã lan rộng sang nhiều nước châu Âu

Vụ việc bắt đầu từ ngày 7-2 sau khi Cục An toàn thực phẩm Anh (FAS) tuyên bố phát hiện thịt ngựa trong các sản phẩm thịt bò băm đông lạnh nhãn hiệu Findus (Thụy Điển) với tỉ lệ trên 60%.
 
Lừa đảo vì lợi nhuận

Ngày 11-2, Tesco - nhà bán lẻ lớn nhất của Anh với 2.500 cửa hàng và siêu thị trong và ngoài nước - đã chính thức thừa nhận một số sản phẩm bán chạy nhất của công ty như mì Ý thịt bò pha trên 60% thịt ngựa. Tesco đã xin lỗi người tiêu dùng, đồng thời rút hết các sản phẩm “bị lỗi” ra khỏi kệ cửa hàng và siêu thị của công ty.

Những cuộc điều tra sau đó cho thấy nguồn gốc thịt bò này đến từ các lò sát sinh ở Romania. Nhà sản xuất thịt À la Table de Spanghero của Pháp nhập thịt ngựa này theo đơn đặt hàng của các thương buôn Cyprus và Hà Lan. Spanghero bán lại cho Tavola, một chi nhánh của công ty chế biến thực phẩm đông lạnh Comigel của Pháp ở Luxembourg.

img
Dây chuyền sản xuất thịt bò băm ở một cơ sở Spanghero Ảnh: La Dépêche

Sau khi chế biến thành thịt băm trộn với bột mì, nước xốt đông lạnh đóng gói với tên gọi lasagne beef mang nhiều nhãn hiệu khác nhau như Findus, Auchan, Carefour, Cora, Picard…, sản phẩm của Tavola được Comigel phân phối sang Pháp, Anh và Thụy Điển.

Xì-căng-đan thịt ngựa không chỉ làm người tiêu dùng xứ sở sương mù giận dữ mà chính phủ Đảng Bảo thủ Anh cũng đau đầu vì bị phe đối lập chỉ trích kịch liệt. Bởi đây không phải là lần đầu xảy ra vụ bê bối này trong năm nay. Cách đây chưa đầy 1 tháng, Cục An toàn thực phẩm Ireland (FASI), thông qua phương pháp xét nghiệm ADN, đã phát hiện thịt ngựa (10 mẫu) và thịt heo (23 mẫu) trong số 27 mẫu thịt bò viên bánh hamburger trong các siêu thị ở Anh và Ireland. Bánh chế biến tại 2 cơ sở ở Ireland và 1 cơ sở ở Anh.

Tesco giải thích sở dĩ có “hiện tượng không mong muốn này là do dây chuyền sản xuất nhiều loại thịt nên đã vô tình đóng gói lẫn thịt này với thịt nọ”.

Tuy nhiên, lời giải thích đó không thuyết phục được người tiêu dùng. Theo dư luận, câu trả lời đúng nhất là chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng bởi thịt heo và thịt ngựa rẻ hơn thịt bò rất nhiều (chênh lệch hơn 1,5 euro, tức chưa bằng một nửa giá thịt bò).
 
Phạm điều cấm kỵ

Vấn đề pha thịt ngựa và thịt heo vào bánh hamburger nhân thịt bò không chỉ là lợi nhuận mà còn liên quan đến tín ngưỡng bởi một số tôn giáo như đạo Hồi không ăn thịt heo. Cộng đồng Hồi giáo ở Anh và Ireland rất đông. Lừa dối họ là điều không thể chấp nhận được, như một quan chức Ireland tuyên bố trên đài truyền hình BBC.

Đối với người Anh và Ireland, lừa bán thịt ngựa còn là một sự sỉ nhục bởi trong cộng đồng những người nói tiếng Anh, kể cả người Mỹ và người Canada, thịt ngựa nằm trong danh sách thực phẩm cấm kỵ, bắt nguồn từ năm 732 sau Công nguyên. Năm đó, Giáo hoàng Gregory III nỗ lực chấm dứt việc ăn thịt ngựa trong giáo dân.

img
Bao bì quảng cáo thịt bò nhưng bên trong pha hơn 60% thịt ngựa. Ảnh: EPA

Theo nhà nhân loại học Marvin Harris, sở dĩ thịt ngựa bị coi khinh vì so với loài nhai lại như bò và cừu thì cũng ăn lượng cỏ như nhau nhưng hiệu suất biến cỏ thành thịt kém rất xa. Nhưng quan trọng hơn cả có lẽ là yếu tố tình cảm. Từ bao đời nay, ngựa vốn có quan hệ gần gũi với người giống như thú cưng, cho nên ăn thịt ngựa giống như ăn thịt chó, thịt mèo là điều không thể chấp nhận đối với người dân phương Tây.

Chính vì lẽ đó, chuyện siêu thị bán thịt bò pha thịt ngựa với tỉ lệ rất cao (trên 60%) đã làm người Anh và Ireland căm phẫn. Họ đòi nhà cầm quyền trừng phạt nghiêm khắc những kẻ lừa đảo và có những biện pháp thích đáng nhằm ngăn ngừa những trường hợp “kinh tởm” như thế trong tương lai.

Không an toàn?

Mặc dù các quan chức Bộ Y tế Anh và chuyên gia bộ phận kỹ thuật hãng Tesco khẳng định rằng thịt ngựa không có hại cho sức khỏe con người, một số chính khách Công Đảng đối lập cho rằng thịt ngựa Romania có thể tồn dư thuốc kháng sinh và giảm đau (phenylbutazone), không tốt cho sức khỏe cộng đồng.

Quan điểm trên đã được ông Benoit Hamon, Bộ trưởng Pháp phụ trách tiêu dùng, chia sẻ trên tờ

Le Parisien.Ông cho biết Cục Thú y của Bộ Nông nghiệp Pháp đã được lệnh kiểm tra số thịt ngựa giả thịt bò xem có chứa thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh hay không. Nếu tồn dư thuốc với liều lượng cao sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người mặc dù nhiều chuyên gia y tế khẳng định rằng nguy cơ này không lớn.

Các siêu thị cũng lên tiếng ủng hộ Công Đảng, chỉ trích chính quyền quá quan tâm đến siêu thị mà quên kiểm tra chất lượng thịt bò trong các căng-tin trường học, bệnh viện và cửa hàng bán thức ăn nhanh. Họ yêu cầu chính quyền mở rộng cuộc điều tra sang các nơi này cho công bằng.

Bà Mary Creagh, phụ trách môi trường Công Đảng, hôm 11-2 đã chỉ trích kịch liệt Bộ trưởng Môi trường Anh Owen Paterson vì xử sự bất công, quá chú trọng đến thịt bò trong siêu thị mà bỏ quên các nơi khác.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo