Trong khi đó, giá vàng thế giới biến động khá mạnh, dao động quanh vùng 1.647 USD/ounce, giảm gần 20 USD/ounce so với thời điểm ngày 8-2 (trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tại Việt Nam). Do thị trường trong nước nghỉ, còn giá thế giới giảm sâu khiến chênh lệch giá vàng nội - ngoại lại tăng lên mức trên 4 triệu đồng/lượng...
Giá vàng trong nước lại cao hơn giá thế giới trên 4 triệu đồng/lượng Ảnh: Hồng Thúy
Theo các chuyên gia về vàng, giá vàng trong nước thời gian tới ngoài chịu ảnh hưởng của giá thế giới, sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ những chính sách quản lý vàng miếng, nhất là mới đây, Ngân hàng (NH) Nhà nước tiếp tục công bố dự thảo thông tư hướng dẫn mua bán vàng miếng, một bước tiếp theo sau dự thảo quyết định mua bán vàng miếng của NH Nhà nước để bình ổn thị trường vàng với vai trò là người kiến tạo, mua bán cuối cùng.
Với dự thảo này, NH Nhà nước không chỉ siết yêu cầu về tài chính mà còn đưa ra nhiều biện pháp chế tài với đơn vị kinh doanh vàng được cấp phép. Cụ thể: DN, tổ chức tín dụng được cấp phép kinh doanh vàng phải làm thủ tục thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với NH Nhà nước, mua bán vàng theo hình thức trực tiếp hoặc tổ chức đấu thầu mua, bán vàng theo giá hoặc theo khối lượng...
Để chắc chắn về tài chính, dự thảo yêu cầu khi mua bán vàng miếng với NH Nhà nước, tổ chức tín dụng phải đặt cọc tiền còn DN phải đặt cọc tiền mua bán vàng miếng qua tài khoản VNĐ mở tại NH Nhà nước của NH thương mại bảo lãnh đặt cọc, thanh toán cho DN… Giá trị đặt cọc tiền mua bán vàng miếng của các đơn vị được tính trên giá trị thanh toán mua bán vàng theo tỉ lệ do NH Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Dự thảo còn đưa ra chế tài đối với tổ chức tín dụng, DN như tạm ngừng giao dịch trong 6 tháng khi bán vàng không bảo đảm chất lượng, vi phạm quy định về đặt cọc mua bán vàng miếng, thanh toán giao nhận vàng không đúng quy định 3 lần. Nếu bị hủy quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng, các đơn vị sẽ không được xem xét thiết lập lại quan hệ mua bán vàng miếng với NH Nhà nước trong 1 năm.
Bình luận (0)