xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đầu năm đi… đòi nợ

Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG

Đối với nhiều chủ nợ bám trụ tại Nhà máy Sản xuất ethanol Đại Tân và trụ sở Công ty CP Đồng Xanh (xã Đại Tân, huyện Đại Lộc - Quảng Nam), đi đòi nợ cũng là cách để họ trốn nợ

Từ khi Nhà máy Sản xuất ethanol Đại Tân của Công ty CP Đồng Xanh vỡ nợ, chính quyền, Công an tỉnh Quảng Nam đã ra văn bản chỉ đạo bán cồn trả nợ cho dân nhưng đến nay, các chủ nợ vẫn chưa nhận được tiền.

img
Các chủ nợ dựng lều trước cổng Nhà máy Sản xuất ethanol Đại Tân

Sau nhiều tháng đòi nợ, các chủ nợ đành ngậm ngùi kéo nhau về nhà trong nỗi thất vọng. Bà Phạm Thị Ngọc Thanh (ngụ TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum), người có số tiền nợ cao nhất với gần 6 tỉ đồng, cho biết những ngày Tết, bà và gia đình chỉ ở trong nhà, không dám mở cửa vì sợ các chủ nợ khác đến nhà đòi nợ, quậy phá. “Chúng tôi đi đòi nợ cũng là cách để trốn nợ. Mấy tháng nay, chúng tôi nợ người dân bán sắn hàng tỉ đồng nhưng chưa đòi được nợ nên chẳng biết lấy đâu ra để trả. Đến nỗi cháu nội đau nằm bệnh viện cũng không dám đến thăm, tiền đâu mà ăn Tết” - bà Thanh nói.

Anh Dương Văn Phục (ngụ huyện Đại Lộc - Quảng Nam), người cung cấp than cho nhà máy nhưng không được trả tiền đến nỗi phải bán xe trả nợ, cho hay mặc dù ngày Tết nhưng anh vẫn theo dõi “nhất cử nhất động” của nhà máy. “Số cồn còn lại là nguồn tiền duy nhất nhà máy có thể trả nợ cho chúng tôi. Vì thế, chúng tôi phải “bảo vệ” không cho một ai được vào lấy cồn ở đây” - anh Phục nói.

Không chỉ riêng các chủ nợ mà hàng trăm công nhân, thợ bốc vác và người trồng sắn ở địa bàn Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên đều chung cảnh ngộ mất Tết vì nợ nần.

Trò chuyện với phóng viên Báo Người Lao Động, các chủ nợ tỏ ra lo lắng khi không biết lúc nào mới lấy lại được hết tiền bởi nhiều tháng nay, họ đã gửi đơn đi khắp các nơi nhưng chưa được giải quyết. “Chúng tôi đã hẹn nhau ngày 19-2 sẽ tiếp tục tìm ông Thái (ông Lưu Quang Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đồng Xanh - PV) để đòi nợ. Nếu ông Thái chưa có kế hoạch trả nợ thì chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đơn lên các cơ quan chức năng và dựng lều trước cửa nhà máy” - bà Thanh nói.

Chưa đồng ý cách giải quyết của tỉnh

Về việc UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo bán cồn trả nợ theo tỉ lệ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 60%, các chủ nợ khác và cán bộ công nhân viên nhà máy 40%, nhiều chủ nợ tỏ ra không đồng ý với cách giải quyết đó. Họ cho rằng hàng trăm công nhân và hàng chục chủ nợ chỉ nhận được 40%, tương đương với 8 tỉ đồng thì chẳng thấm vào đâu. Trong khi đó, số tiền họ vay ngân hàng và nợ thu mua sắn của người dân cao hơn rất nhiều nên họ sẽ tiếp tục đòi quyền lợi của mình.

Theo ông Đặng Hùng Trận, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, mặc dù ngày 4-2, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản đề nghị Techcombank phối hợp với Công ty CP Đồng Xanh xuất bán 1.500 m3 cồn tồn kho để trả nợ trước Tết Nguyên đán nhưng do cận Tết, không thuê được xe vận chuyển cồn vào TPHCM nên đành phải lùi lại sau Tết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo