xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc gây lo lắng ở Nam Á

HOÀNG PHƯƠNG

Việc Trung Quốc quản lý cảng chiến lược Gwadar ở Pakistan sẽ làm thu hẹp đáng kể không gian chiến lược và ảnh hưởng khu vực của Ấn Độ

Pakistan hôm 18-2 ký thỏa thuận chính thức chuyển giao quyền kiểm soát cảng chiến lược Gwadar tại tỉnh Baluchistan cho Trung Quốc. Động thái này có thể tạo điều kiện cho Bắc Kinh thiết lập một căn cứ hải quân trên biển Ả Rập và gây ra không ít lo ngại ở Nam Á.
 
Vị trí chiến lược
 
Theo thỏa thuận, công ty nhà nước China Overseas Port Holdings Limiterd của Trung Quốc sẽ mua toàn bộ 60% cổ phần của cảng Gwadar từ Công ty PSA International của Singapore. Ngoài ra, Bắc Kinh còn chi đến 75% trong số 250 triệu USD cần có để xây dựng cảng biển này.
 
Đây được xem là một phần của kế hoạch mở một hành lang năng lượng và thương mại từ vùng Vịnh qua Pakistan để đến miền Tây Trung Quốc. Dù vậy, dự án này đang gặp khó khăn bởi Pakistan chưa xây được mạng lưới đường sá nối liền cảng Gwadar với phần còn lại của đất nước.
 
img
Bản đồ vị trí cảng Gwadar
Ảnh: YALEGLOBAL.YALE.EDU
 
Cảng Gwadar có vị trí chiến lược bởi nó  nằm trên biển Ả Rập và chỉ cách eo biển Hormuz, một tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng của thế giới, 400 km.
 
Vì thế, theo báo mạng Asia Times, việc kiểm soát được cảng này có tầm quan trọng đặc biệt đối với Trung Quốc, nước nhập khẩu gần 60% dầu thô từ các nước vùng Vịnh và tỉ lệ này dự kiến sẽ tăng trong thập kỷ tới. Theo các chuyên gia, thỏa thuận trên sẽ giúp Trung Quốc rút ngắn hàng ngàn km quãng đường vận chuyển dầu khí nước này nhập từ châu Phi và Trung Đông. 

Không dừng lại ở đó, giới phân tích cho rằng một khi hoàn tất, cảng Gwadar có thể được hải quân Trung Quốc sử dụng. Đây là viễn cảnh gây ra không ít quan ngại ở Nam Á, nhất là Ấn Độ. Các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đang lo ngại trước viễn cảnh Gwadar sẽ được thêm vào “chuỗi ngọc trai” bao gồm các cảng do Trung Quốc xây dựng và điều hành tại các nước láng giềng, như Hambantota (Sri Lanka), Chittagong (Bangladesh)… Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony khẳng định việc Bắc Kinh tiếp quản cảng Gwadar là “vấn đề đáng lo ngại”.

Mỹ và nhiều nước bất an

Trang World Politics Review gần đây đăng bài viết nhận định rằng việc Trung Quốc quản lý cảng Gwadar sẽ làm thu hẹp đáng kể không gian chiến lược và ảnh hưởng khu vực của Ấn Độ. Việc Trung Quốc phát triển bến cảng Hambantota của Sri Lanka là một bằng chứng cho thấy một khi Bắc Kinh thiết lập được sự hiện diện ở một quốc gia Nam Á, quốc gia đó sẽ có xu hướng thoát khỏi ảnh hưởng của Ấn Độ. 
 
Theo bài viết, Trung Quốc đang dần dần thâm nhập các nước láng giềng của Ấn Độ, do đó New Delhi nên cảnh giác để sẵn sàng đối phó với các hậu quả có thể xảy ra.
 
Ngoài Ấn Độ, các nước Iran, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), thậm chí là Mỹ cũng không vui vẻ gì trước thông tin Trung Quốc tham gia phát triển cảng Gwadar.
 
Một khi đi vào hoạt động, cảng này sẽ là đối thủ của 2 trong số những cảng biển chính của Iran là Chabahar và Bandar Abbas. Khi đó, Tehran có thể mất vị thế gần như độc quyền trong việc đóng vai trò kết nối giữa các nước Trung Á với những thị trường thế giới. 
 
Đối với UAE, việc cảng Gwadar đi vào hoạt động cũng là một thông tin không tốt bởi nó sẽ cạnh tranh trực tiếp với cảng Dubai. Riêng với Mỹ, sự hiện diện của Trung Quốc tại Gwadar sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Hạm đội 5 của nước này ở Trung Đông. Washington còn lo lắng trước nguy cơ Bắc Kinh can thiệp vào eo biển Hormuz, một trong những tuyến thương mại hàng hải hàng đầu thế giới.
 

Trung Quốc  sợ các lực lượng ly khai tấn công

Sự hiện diện của Trung Quốc ở Gwadar không phải là không có những rủi ro, nhất là về an ninh. Các phần tử ly khai ở Baluchistan đang phản đối sự nhúng tay của Bắc Kinh vào Gwadar và nhiều khả năng sẽ tăng cường tấn công các mục tiêu Trung Quốc trong thời gian tới. Mối đe dọa này là nguyên nhân khiến Trung Quốc gác lại dự án xây dựng một nhà máy lọc dầu ở Gwadar trị giá nhiều tỉ USD vào năm 2009.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo