Cô nói với người phục vụ là cô không biết tiếng Anh (thật ra là cô biết) nhưng tôi không trách cô. Đó dường như là cách tốt nhất để buộc anh chàng phục vụ phải nói tiếng Việt với cô ấy. Tôi thấy đây là một thách thức phổ biến mà nhiều người nước ngoài sống và làm việc tại TPHCM thường thực hiện.
Tôi cũng thường thấy một điều như thế này: một người nước ngoài gặp một người Việt bán trái cây dạo và cố gắng áp dụng các bài học tiếng Việt được dạy nhưng rốt cuộc lại được đáp lại bằng tiếng Anh. Có vẻ như người bán dạo suy nghĩ một cách bản năng rằng anh phải thích ứng với người nước ngoài và không chịu ngừng lại để cố gắng hiểu những gì người nước ngoài nói bằng tiếng Việt.
Tôi nghĩ khi người Việt cố không sử dụng tiếng Việt với người nước ngoài thì điều đó không có lợi cho đất nước. Nếu người nước ngoài đến đây, liệu Việt Nam có khuyến khích họ tìm hiểu về văn hóa nước mình? Theo tôi, tìm hiểu văn hóa không chỉ là thưởng thức ẩm thực Việt và du lịch mà còn phải biết ngôn ngữ Việt. Thậm chí, nếu người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ, họ sẽ luôn bỏ sót những điều quan trọng về xã hội nếu họ không biết tiếng Việt.
Một trong những người nước ngoài sống và làm việc tại TPHCM mà tôi gặp đầu tiên ở TP này là một nhà ngoại giao. Anh phàn nàn với tôi là người Việt không nói tiếng Việt với anh. Đúng là có trường hợp này dù tiếng Việt của anh giỏi hơn tiếng Anh của những người Việt mà anh bắt chuyện.
Theo quan điểm cá nhân tôi, tiếng Anh đã chi phối đủ thế giới này rồi. Người Việt muốn có cơ hội để truyền bá ngôn ngữ của mình ra thế giới. Việc người Việt chưa tôn trọng và không sẵn sàng lắng nghe tiếng Việt thốt ra từ miệng của một người nước ngoài quả thật là một điều lạ lùng đối với những người nước ngoài thành thạo tiếng Việt.
Thật tuyệt vời khi người Việt học tiếng Anh nhưng xin vui lòng ủng hộ chúng tôi, những người nói tiếng Anh muốn học tiếng Việt.
Bình luận (0)