xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Loạn ấn đền Trần

Bài và ảnh: VĂN DUẨN

Khách thập phương không biết đâu mà lần khi không chỉ đền Trần ở phường Lộc Vượng (TP Nam Định) mà đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc - Nam Định) cũng rầm rộ tổ chức phát, bán ấn trước giờ khai lễ

Lễ khai ấn đền Trần được diễn ra vào giờ tý đêm 14 rạng ngày 15 tháng giêng âm lịch hằng năm. Trước giờ khai ấn, nhiều hoạt động bát nháo đã diễn ra khắp các khu vực của đền Trần.

Rao bán trước giờ khai ấn

Tuy chưa đến giờ khai ấn nhưng quanh đền Trần, nhiều người đã chào mời khách mua ấn. Bà Cao Thị Tính, Phó Chủ tịch UBND TP Nam Định, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội đền Trần, cho biết lễ hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 14 đến 16 tháng giêng âm lịch (tức từ ngày 23 đến 25-2). Không rõ bao nhiêu ấn sẽ được phát ra cho người dân, chỉ biết sau khi lễ hội kết thúc mới có thể thống kê được.

Từ trưa 12 tháng giêng (tức ngày 21-2), ghé vào một quán nước gần chùa Tháp, chúng tôi đặt vấn đề muốn mua ấn đền Trần, bà T., chủ quán, đã khuyên: “Không nên mua trước, lấy ấn chưa làm lễ thì nó không hay, mất hết cả tâm linh. Nếu muốn lấy ấn trước vẫn có, vì ấn ở trong đền ra mà”.

img
Khách thập phương dâng hương và xin ấn tại đền Bảo Lộc vào chiều 22-2

Khi thấy tôi vẫn khẩn khoản muốn mua ấn, bà T. bảo rằng bên ngoài cổng đền có bán. Tôi hỏi vì sao có được ấn trước, bà T. tiết lộ: “Thì những người quen lấy trước, họ đã đăng ký trước”. Hỏi về giá cả, bà T. nói: “Tùy tâm thôi, thường thì tiền dâng trong đền đã là 50.000 đồng/cánh ấn, tôi chỉ lấy thêm 20.000 đồng/cánh ấn nữa thôi”.  Rồi bà T. hỏi: “Anh lấy nhiều không? Tôi giúp thôi, anh cho tôi xin 70.000 đồng/cánh ấn”.

Nói về chuyện bán ấn trước giờ khai lễ cũng như ấn giả tràn lan tại đền Trần, bà Tính thừa nhận vài năm trước đã xảy ra tình trạng này. Tại mùa lễ hội năm 2010, lực lượng công an đã bắt được người  bán ấn giả và còn tịch thu được cả bộ ấn  bằng đồng. Bà Tính quả quyết: “Không có chuyện lá ấn từ trong đền Trần được tuồn ra ngoài để bán trước giờ khai lễ”. Về việc bán ấn giả, bà Tính khẳng định là có xảy ra ở vài mùa lễ hội của những năm trước, còn do người dân ở vùng nào sản xuất thì ban tổ chức không biết.

Thoải mái đóng ấn theo... nhu cầu

Trả lời về việc đóng những cánh ấn trước giờ khai lễ liệu có còn ý nghĩa về mặt tâm linh, bà Cao Thị Tính cho rằng: “Tất cả những cánh ấn được đóng từ trước cũng như trong giờ khai ấn đều phải được dâng lên để làm lễ, sau đó phát cho người dân nên có ý nghĩa linh thiêng như nhau”. Theo bà Tính, đúng như truyền thống thì việc đóng ấn chỉ được diễn ra duy nhất trong ngày 14 tháng giêng. Nay vì nhu cầu tăng cao nên phải đóng ấn từ trước.

Cùng với lễ khai ấn đền Trần, đền Bảo Lộc cũng phát ấn cho khách thập phương đến dâng hương Đức Thánh Trần. Ngay từ gần cổng vào đền, rất đông người ăn xin tụ tập; rác thì tràn ngập ở bờ kênh trước cổng. Bên trong đền, rất nhiều hàng quán bày bán các loại ấn đền trần, bùa hộ mệnh, trấn trạch, cầu tài lộc, cấp sắc lệnh. Cạnh đó là những người xem bói, xem tướng chèo kéo khách thập phương với lời giới thiệu “Chuyên xem tướng, chuẩn xác chín sao, thượng hạ cực đúng”. Trong khuôn viên, trước cửa đền và cả khu vực đền, giá bán ấn vô tội vạ, không biết đâu mà lần.

Trong nơi đóng và phát ấn, giá cả cũng có nhiều loại. Một người tại đây vừa cầm ấn vừa hỏi: “Lấy loại 50.000 đồng hay 100.000 đồng?”. Tôi rút 50.000 đồng và nhận được một mảnh vải lụa màu vàng có đóng ấn. Ai có nhu cầu “xin lộc” nhiều hơn thì phải mua loại ấn được bán với giá 100.000 đồng.

Hội Lim: Vừa hát vừa... nhận tiền

Từ khi quan họ Bắc Ninh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, ngày càng có đông người về trẩy Hội Lim và quy mô lễ hội cũng ngày một lớn hơn. Ông Nguyễn Văn Phong, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, khẳng định: “Ban tổ chức lễ hội rút kinh nghiệm qua từng năm để đưa quan họ Bắc Ninh trở về đúng giá trị nguyên bản của một di sản văn hóa thế giới”.

Thế nhưng năm nay, cả một biển người chen chân dự Hội Lim tiếp tục thưởng thức những làn điệu dân ca qua… micro và loa thùng. Quy định không hát quan họ qua micro, không ngửa nón xin tiền du khách dự lễ hội nhằm tìm lại nét duyên dáng của những làn điệu quan họ xưa đã không có tác dụng.

img
Hội Lim năm nay vẫn thoải mái hát quan họ qua micro. Ảnh: MẠNH DUY

Theo ghi nhận của chúng tôi, dù không ngửa nón xin tiền như những mùa lễ hội trước nhưng các liền anh, liền chị quan họ vẫn không từ chối tiền boa của du khách. Thậm chí, việc chuẩn bị sẵn hòm đựng tiền mang dòng chữ “Bảo tồn di sản quan họ” cũng cho thấy nhiều điểm trình diễn chỉ thay đổi từ việc ngửa nón xin tiền sang lấy tiền bằng tay rồi sau đó đưa vào hòm.

Việc hát quan họ qua micro được các liền anh, liền chị tận dụng triệt để. Thậm chí, tại sân khấu chính của lễ hội đặt trên đồi Lim, giữa lúc có hàng ngàn người đang thưởng thức những làn điệu quan họ qua các thùng thì có sự cố về điện khiến hoạt động trình diễn bị gián đoạn. Anh hai quan họ đang hát phải kiêm luôn vai trò MC xin lỗi khán giả. Một du khách dự Hội Lim nhiều năm băn khoăn: “Quan họ có bài Còn duyên rất nổi tiếng và tôi thấy dân ca quan họ lúc nào cũng có sức hút nhưng xem ra, Hội Lim, lễ hội của những người quan họ và các làng quan họ, thì sắp… hết duyên mất rồi”.
Mạnh Duy
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo