Những con chuột chết sẽ được tẩm các loại thuốc giảm đau như paracetamol vốn có thể giết chết rắn, sẽ được thả xuống những cánh rừng từ trực thăng của các nhà khoa học nhằm nỗ lực diệt trừ loài động vật “xâm lược” này.
Mặc dù nọc của loại rắn cây nâu không gây chết người nhưng sự hoành hành của chúng đang hủy họa môi trường sinh thái và xóa sổ các loài động vật khác ở Guam.
Khi trườn vào nhà, loài rắn này thường tấn công người và phá hoại các đường dây điện, điện thoại... gây ra những hậu quả không nhỏ.
Rắn cây có thể dài hơn 3m, song phổ biến chỉ dài chưa đầy 1m.
Với nhiều động vật hoang dã ở Guam đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đã tuyệt chủng, du lịch tại đây bị thu hẹp nghiêm trọng, do đó gây gây ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế.
Cách đó gần 5000km, giới chức bang Hawaii cũng đang rất lo ngại loài rắn cây tai tiếng này có thể sẽ tìm đường tới đây tấn công và hủy hoại môi trường sống địa phương.
Theo suy đoán của ông Vice, nếu Mỹ và Guam không nỗ lực kiềm chế loài rắn này, “khả năng chúng mon men tới Hawaii là không khó xảy ra".
Rắn cây nâu là một trong số ít loài rắn ăn xác chết của động vật chứ không dày công đi săn và tấn công con mồi sống. Đối với chúng một số loại thuốc người ta dùng để giảm đau lại trở thành thuốc độc.
Bình luận (0)