xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Băn khoăn ga metro cạnh hồ Gươm

PHƯƠNG NHUNG

Xây dựng ga C9 ngay sát hồ Gươm sẽ thu hút khách du lịch đến Hà Nội nhưng có thể nảy sinh nhiều bất cập xung quanh khu vực được coi là trung tâm văn hóa của cả nước

UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận kiến nghị của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về quy hoạch địa điểm xây dựng ga C9 (thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) trên đường Đinh Tiên Hoàng, trước Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, ngay sát hồ Gươm. Ga C9 thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt số 2 với tổng cộng 10 ga, gồm 7 ga ngầm và 3 ga trên cao.

Theo thạc sĩ Nguyễn Huy Thịnh, nguyên trưởng bộ môn giao thông đô thị Đại học Kiến trúc Hà Nội, quan điểm của những người làm quy hoạch là hạn chế những dự án xây dựng tiếp cận quá gần không gian xanh tự nhiên, đặc biệt là những không gian có giá trị văn hóa. “Thực tế, xây dựng tuyến đường sắt này có cái lợi là đặt ở vị trí văn hóa du lịch nên sẽ thu hút được nhiều du khách, tuy nhiên việc xây dựng ga metro cần phải xem xét sao cho hài hòa với tự nhiên, không phá hủy không gian xanh” - ông Thịnh nói.

Cũng theo ông Thịnh, việc xây dựng một nhà ga ở khu vực bờ hồ sẽ gây xáo trộn không gian quy hoạch, từ đó tất yếu làm xáo trộn không gian văn hóa. Chưa kể, lượng dân cư đổ về lớn, lực lượng xe ôm, taxi dừng đỗ tại khu vực này vừa gây hình ảnh không đẹp mắt vừa làm tắc nghẽn giao thông. Ông Thịnh đề xuất nên xây dựng ga metro xa hồ Gươm, vừa bảo đảm giao thông cho khách du lịch vừa hợp lý trong bố cục không gian.

Cùng chung quan điểm, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng việc xây dựng ga C9 phải tính toán cân đối, đồng bộ các mục tiêu quy hoạch, nhất là với khu vực nhạy cảm như hồ Gươm. Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm phân tích nội thành Hà Nội hiện đang rất thiếu không gian công cộng để sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giao tiếp cộng đồng... TP dự kiến đang xây dựng quy hoạch mở rộng không gian sinh hoạt công cộng trong nội thành.
 
Với quy hoạch chung đó, nhiều trụ sở, công sở, trường học… đã được lên phương án di dời ra ngoài nội thành. Mục tiêu mở rộng không gian công cộng đang được ưu tiên thì việc xây dựng nhà ga này sẽ đi ngược lại quy hoạch chung. Chưa kể khu vực hồ Gươm do lịch sử để lại là không gian có kiến trúc nhỏ, vừa; ga metro phải được cân nhắc xây dựng với quy mô phù hợp và không gây biến dạng không gian này.
 
Tuy nhiên, theo kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, với sức chứa dự kiến của tuyến đường sắt này, lượng người đổ về khu vực hồ Gươm là không đáng kể. Tuy nhiên, theo mô hình kết cấu, chiều dài toàn tuyến dài 11,5 km, năm 2017 có thể đạt 4 toa tàu, sau đó tăng lên 6 toa tàu. Như vậy, lượng khách đổ về ga cuối trong tuyến này có thể là hàng ngàn người mỗi ngày.
 
Trước mối lo ngại xây dựng nhà ga tại khu vực “nhạy cảm” dễ gây huyên náo, nhếch nhác và ách tắc giao thông, ông Vạn cho rằng đây là trách nhiệm của UBND TP Hà Nội. “Chuyện này phải đề nghị UBND TP quản lý chặt, cấm các loại xe ôm, taxi dừng đỗ đón khách không đúng quy định” - ông Vạn nói.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo